Chuyên ngành kinh tế quốc tế của Trường Đại học Lạc Hồng

Năm 1997, Đại học Lạc Hồng ra đời trở thành trường đại học đầu tiên của tỉnh Đồng Nai. Đó là một sự kiện phù hợp với xu thế tất yếu; đáp ứng yêu cầu cấp thiết về đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật của một tỉnh không chỉ mạnh kinh tế, xã hội mà còn có trọng tâm phát triển các khu công nghiệp và các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ. Trong đó có ngành kinh tế quốc tế là nổi bật hơn cả , hãy cùng mình tìm hiểu nhé:

Chuyên ngành kinh tế quốc tế của Trường Đại học Lạc Hồng

Sinh viên theo học ngành Kinh tế  được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Marketing căn bản, marketing quốc tế; kinh tế học quốc tế; lý thuyết tài chính – tiền tệ; luật kinh tế; chuyển giao công nghệ quốc tế; kinh tế tài nguyên và môi trường; luật thương mại quốc tế; kinh tế đối ngoại, tài chính quốc tế, kinh doanh quốc tế; kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, vận tải và bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, quản trị tài chính,…

Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Ngoại ngữ; tin học; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sự kiện; kỹ năng đàm phán, thương lượng; giải quyết tình huống kinh doanh,…

Với nền tảng kiến thức vững chắc, cử nhân Kinh tế  của Trường Đại học Lạc Hồng hoàn toàn tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại, năng động.

Đại học Lạc Hồng

Học ngành Kinh tế ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Sinh viên học ngành Kinh tế tại Trường Đại học Lạc Hồng, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí như: Cán bộ quản lý; chuyên gia kinh doanh; chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế; chuyên gia nghiên cứu thị trường; chuyên gia marketing quốc tế; chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng; chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế; chuyên gia xúc tiến thương mại; nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế; nhân viên ngân hàng ở khâu thanh toán quốc tế, khai báo hải quan; chuyên viên tại các doanh nghiệp có liên quan đến các yếu tố quốc tế như xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế; chuyên viên giao dịch thương mại quốc tế, hải quan, vận tải – bảo hiểm, thanh toán – tín dụng quốc tế, thị trường chứng khoán.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại: Các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu; các lĩnh vực logistics, vận tải, giao nhận quốc tế; các bộ phận kinh doanh, tiêu thụ, cung ứng, marketing, kế hoạch, xuất nhập khẩu; phòng thanh toán quốc tế, bộ phận quản lý ngoại hối, tín dụng; các ngân hàng thương mại; các công ty đa quốc gia; các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp bộ đến địa phương như: Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, sở công thương, sở kế hoạch và đầu tư; các khu công nghiệp, khu chế xuất; các viện nghiên cứu kinh tế, các trường đại học;…

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.

Bình luận