Có nên học chuyên ngành quan hệ quốc tế?

Trong bối cảnh hội nhập, Quan hệ quốc tế nhanh chóng trở thành ngành học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục vì việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế tại các bộ, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và các doanh nghiệp vô cùng cần thiết.

Có nên học chuyên ngành quan hệ quốc tế?
Nếu là bạn một người trẻ tự tin, có năng khiếu về ngoại ngữ, giỏi giao tiếp đàm phán, sở hữu vốn kiến thức xã hội sâu rộng,… thì Quan hệ quốc tế là một trong những lựa chọn hoàn hảo để định vị tương lai.
Với ngành học này, ngoài kiến thức chuyên môn các bạn sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết như kỹ năng đối ngoại, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin; phân tích tình huống; đánh giá các vấn đề quốc tế, kỹ năng nghiệp vụ đối ngoại…
Khác biệt lớn nhất của chương trình đào tạo chính là thường xuyên cập nhật giáo trình của các trường đại học đối tác tiên tiến trên thế giới, gắn chặt thực tiễn và nhu cầu xã hội, tăng cường các chương trình giao lưu, học tập quốc tế cho sinh viên.
Đặc biệt, sinh viên theo học ngành Quan hệ quốc tế bằng chương trình song ngữ, thời lượng học tiếng Anh chiếm 50% khối kiến thức chuyên ngành và kỹ năng.
Vì vậy, những cử nhân Quan hệ quốc tế luôn đảm bảo giỏi chuyên môn, vững vàng bản lĩnh hội nhập, đủ điều kiện làm việc trong bối cảnh toàn cầu hóa, giàu tính cạnh tranh.
Quan hệ quốc tế ra làm gì?
Học ngành Quan hệ quốc tế ra làm gì?
Hiện nay, nước ta có quan hệ ngoại giao gần 190 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và thế giới. Do đó, vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, hứa hẹn một tương lai nghề nghiệp rộng mở cho những sinh viên theo học ngành Quan hệ quốc tế. Tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể trở thành:
  • Chuyên viên đối ngoại tại các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành;
  • Công tác đối ngoại, điều phối dự án… tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam;
  • Công tác truyền thông đối ngoại với các vị trí biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình… trong ngành truyền thông.
  • Nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế trong các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng…

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!

Bình luận