Giới thiệu chung về ngành kinh tế đối ngoại và cơ hội làm việc

Trong những năm gần đây, ngành Kinh tế đối ngoại trở thành một ngành học “hot”, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy ngành Kinh tế đối ngoại như thế nào và cơ hội làm việc của ngành này ra làm sao. Hãy đọc bài viết dưới đây để nắm được những thông tin khái quát về ngành Kinh tế đối ngoại nhé!

Giới thiệu chung về ngành kinh tế đối ngoại và cơ hội làm việc

1. Giới thiệu chung về ngành kinh tế đối ngoại 

  • Kinh tế đối ngoại là (tiếng Anh International Economics) ngành học nghiên cứu về mối quan hệ trao đổi, giao thương giữa hai lãnh thổ, địa giới khác nhau trên toàn thế giới. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ, quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế và các dịch vụ quốc tế khác.
  • Ngành Kinh tế đối ngoại đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế có năng lực, tự tin, năng động và nhạy bén trước những thay đổi của môi trường kinh doanh toàn cầu; có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết, có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có thể làm việc trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, đặc biệt là lĩnh vực Kinh tế đối ngoại.
  • Chương trình đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế; có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước. Các kiến thức  kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới.
  • Theo học ngành này, sinh viên còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu thông qua các môn học tiêu biểu như: Tài chính quốc tế, Marketing quốc tế, Vận tải và bảo hiểm, Pháp luật trong hoạt động kinh doanh quốc tế, Thanh toán quốc tế, Thương mại điện tử, Chứng khoán, Kế toán, Hải quan…
  • Ngoài ra, hiện nay có nhiều người chưa phân biệt được sự khác nhau hai ngành Kinh doanh quốc tế và Kinh tế đối ngoại. Hiểu một cách đơn giản, điểm khác nhau ở đây là ở ngành Kinh tế đối ngoại sẽ có hàm lượng kiến thức về kinh tế sẽ nhiều hơn so với kinh doanh. Và ngành Kinh doanh quốc tế thi hàm lượng về kinh doanh sẽ nhiều hơn

Cơ hội làm việc của ngành

2. Cơ hội làm việc của ngành.

  • Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài;
  • Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu xử lý quá trình thanh toán,vận chuyển, kho bãi, bảo hiểm,…đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ;
  • Chuyên viên hoạch định chính sách làm việc tại bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế;
  • Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại.

Với các vị trí việc làm trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại có thể làm việc tại các đơn vị sau:

  • Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực có trao đổi, mua bán với các đối tác nước ngoài.
  • Các bộ phận Kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế…của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương (các Bộ, Ban, Ngành, Sở…)
  • Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trên cả nước có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế…

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đoc.

Bình luận