Học Liên thông đại học Kinh tế Quốc Dân 2017- 2018 có khó không?

Căn cứ Quyết định giao kế hoạch công việc số 86/QĐ-ĐHKTQD ngày 16/1/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD). Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo tuyển sinh hệ liên thông cao đẳng lên đại học hình thức đào tạo chính quy. Học liên thông đại học không khó, quá trình học linh động, bài bản và phù hợp với những thí sinh có quỹ thời gian eo hẹp nhưng mong muốn naang cao trình độ học vấn của bản thân.

1. Đối tượng tuyển sinh Liên thông đại học Kinh tế Quốc dân 207-2018

Công dân Việt Nam mong muốn học Liên thông đại học Kinh tế Quốc dân khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có Bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp chính quy (không phân biệt thời gian tốt nghiệp và ngành tốt nghiệp); Nếu bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có công nhận văn bằng do Bộ GD&ĐT xác nhận
  • Đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT
  • Không trong thời gian thi hành án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Nộp đầy đủ, đúng hạn hồ sơ tuyển sinh và thực hiện đúng các quy định của Trường về tuyển sinh

học Liên thông đại học Kinh tế Quốc dân

học Liên thông đại học Kinh tế Quốc dân

2. Thời gian đào tạo, tổ chức đào tạo hệ Liên thông đại học kinh tế Quốc dân 2017-2018

+ Thời gian đào tạo: Học cùng và theo chương trình đào tạo hệ chính quy của Trường.
Sinh viên được chuyển điểm (bảo lưu) những học phần đã tích luỹ tại bảng điểm cao đẳng theo quy định;

Sinh viên có thể đăng ký học cùng hệ văn bằng 2 chính quy học buổi tối để học vượt tiến độ, vì vậy có thể hoàn thành chương trình đào tạo trong 2,5 năm; Sinh viên học đúng chuyên ngành đào tạo cao đẳng được chuyển điểm (bảo lưu) nhiều học phần có thể hoàn thành chương trình đào tạo trong 1,5 năm.

+ Tổ chức đào tạo: Đào tạo tập trung, liên tục tại Trường, theo học chế tín chỉ
+ Văn bằng tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp đại học, hình thức đào tạo chính quy.

3. Phương thức xét tuyển

Thí sinh thi đủ 3 môn, nếu không có môn nào dưới điểm 5,0 (năm) theo thang điểm 10 thì được tham gia xét tuyển. Căn cứ vào kết quả thi tuyển sinh và chỉ tiêu đã công bố, Hội đồng tuyển sinh xác định điểm trúng tuyển theo ngành.

4. Phí tuyển sinh, học phí 

Học phí: Mức học phí theo tín chỉ như đối với hệ chính quy và có thể thay đổi theo từng kỳ học phù hợp với quy định của Nhà nước.

5. Hồ sơ tuyển sinh

Hồ sơ tuyển sinh theo mẫu chung của Trường, gồm:

TT Nội dung Số lượng
1 Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp cao đẳng 1 bản
2 Bản sao công chứng Bảng điểm cao đẳng (toàn khoá học) 2 bản
3 Sơ yếu lý lịch 1 bản
4 Phiếu đăng ký học 1 bản
5 Ảnh cỡ 4 x 6, ghi rõ họ, tên, ngày và nơi sinh (Tỉnh,TP) phía sau ảnh 2 chiếc
6 Bản sao các giấy tờ ưu tiên trong tuyển sinh (nếu có) 1 bản
7 Bản sao công chứng Giấy khai sinh 2 bản

Đối với đối tượng ưu tiên, khi nộp hồ sơ phải mang theo bản chính giấy tờ ưu tiên để đối chiếu.

Đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, thí sinh phải nộp kèm theo bản dịch công chứng và bản công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp của Cục khảo thí và và Kiểm định chất lượng giáo dục.

Bình luận