Tìm hiểu thông tin về ngành công nghệ thông tin Đại học Mỏ – Địa chất

Dưới đây là bài giới thiệu về ngành Công nghệ thông tin của Đại học Mỏ – Địa chất, Thông tin tuyển sinh hi vọng có thể giúp đỡ cung cấp thêm thông tin cho những bạn có nhu cầu thi tuyển vào trường.

Tìm hiểu thông tin về ngành công nghệ thông tin Đại học Mỏ – Địa chất

– Mã xét tuyển đại học chính quy: 7480201 (học tại Hà Nội), 7480201_V (học tại Vũng Tàu)

– Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2019: 

+ Tại Hà Nội: 400 chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia và 10 chỉ tiêu xét tuyển theo học bạ

+ Tại Bà Rịa – Vũng Tàu: 40 chỉ tiêu

– Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, C01, D01

– Điểm trúng tuyển các năm trước: 

+ 2015: 15

+ 2016: 16

+ 2017: 16.5

+ 2018: 14

– Kiến thức, kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp:

* Kiến thức: Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thông tin được thiết kế theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:

Kiến thức giáo dục đại cương: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức về khoa học cơ bản, đặc biệt là Toán học, Vật lý làm nền tảng cho những kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành sau này; có sức khỏe và những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kiến thức cơ sở ngành: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về:

+ Tin học căn bản: Tin học đại cương; Hệ điều hành; Mã nguồn mở;

+ Dữ liệu: Cơ sở dữ liệu; Hệ quản trị cơ sở dữ liệu; Khoa học dữ liệu;

+ Kỹ thuật lập trình: C/C++; Lập trình web; Java;

+ Mạng máy tính; Mạng không dây tiên tiến (4G/5G, IoT); Điện toán đám mây; Điện toán di động; Cơ sở an ninh mạng;

+ Phân tích thiết kế hệ thống; Cấu trúc dữ liệu và giải thuật; Kiến trúc máy tính; Trí tuệ nhân tạo;

+ Và một số kiến thức cơ sở khác.

Các kiến thức trong chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin

Kiến thức chuyên ngành: Trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về một hoặc một vài lĩnh vực khác nhau của ngành cũng như của chuyên ngành đào tạo, cụ thể:

+ Chuyên ngành Công nghệ Phần mềm: Công nghệ phần mềm; Lập trình .NET; Đồ án Công nghệ phần mềm; Chuyên đề (định hướng doanh nhiệp phần mềm); Phân tích thiết kế hướng đối tượng với UML; Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm; Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động; Khai phá dữ liệu; Tương tác người máy; Kỹ nghệ tri thức và học máy…

Chuyên ngành Mạng máy tính: An ninh mạng; Lập trình mạng; Quản trị mạng; Quản trị hệ thống; Đồ án mạng máy tính; Mô phỏng mạng; Thiết kế mạng; Cơ sở truyền tin và truyền số liệu; Mạng nơ-ron nhân tạo; Truyền dữ liệu…

Chuyên ngành Khoa học máy tính: An ninh cơ sở dữ liệu; Khai phá dữ liệu; Phân tích và thiết kế hướng đối tượng; Đồ án khoa học máy tính; Lập trình .NET; Cơ sở dữ liệu đa phương tiện; Lập trình game trên di động; Web ngữ nghĩa; Điện toán đám mây và ứng dụng; Điện toán di động; Dữ liệu lớn và ứng dụng; Thị giác máy tính…

+ Chuyên ngành Tin học Kinh tế: Có kiến thức chuyên sâu và cập nhật về các vấn đề: ứng dụng công nghệ thông tin trong Kinh tế, quản lý, Quản trị kinh doanh và tài chính ngân hàng; phát triển và quản trị các nguồn lực thông tin và hệ thống thông tin trong các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.

* Kỹ năng:

Kỹ năng cứng: Các kỹ năng được xây dựng dựa theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định theo ABET như sau:

+ Khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học, và kỹ thuật vào các vấn đề thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT);

+ Khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng và vận hành các hệ thống thông tin;

+ Khả năng xử lý các vấn đề liên quan đến phần cứng, phần mềm máy tính của hệ thống ứng dụng CNTT trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn;

+ Khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng và vận hành các hệ thống mạng;

+ Khả năng nghiên cứu khoa học, giảng dạy Công nghệ Thông tin ở các bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;

+ Khả năng hoạt động hiệu quả trong các nhóm để hoàn thành một mục đích chung;

+ Khả năng nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực ICT;

+ Có hiểu biết về trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp;

+ Có khả năng giao tiếp hiệu quả;

+ Được trang bị kiến thức đủ rộng để hiểu rõ tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu;

+ Nhận thức về sự cần thiết và có khả năng học trọn đời;

+ Có kiến thức về các vấn đề đương đại;

+ Có khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật, đặc biệt là trong công nghiệp 4.0.

Kỹ năng mềm:

+ Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học: Phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.

+ Tính chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân: có tính năng động, sáng tạo, nghiêm túc và có trách nhiệm trong công việc; có khả năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề; có khả năng tự bồi dưỡng, nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ý thức học suốt đời; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc độc lập và khả năng chịu áp lực trong công việc;

+ Làm việc theo nhóm: có kỹ năng làm việc hiệu quả theo nhóm; kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

+ Ngoại ngữ và Tin học: Phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.

Liên hệ: 

Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Mỏ – Địa chất

Địa chỉ: Số 18 phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Website: http://it.humg.edu.vn                          Email: congnghethongtin@humg.edu.vn

Điện thoại: 024.38387570

Bình luận