Top 22 trường đại học có ngành Xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Ngành xuất nhập khẩu – Logistics là ngành khá mới mẻ và đang hot nhất hiện nay. Tuy nhiên, đối với nhiều bạn trẻ vẫn còn rất mơ hồ về nó và không biết ngành xuất nhập khẩu học trường nào là tốt và chất lượng nhất. Trong bài viết, chúng tôi sẽ giúp các bạn hình dung về ngành xuất nhập khẩu: Học ở đâu, học xuất nhập khẩu ra làm gì, lương bao nhiêu

Ngành xuất nhập khẩu là gì ?

Mức lương của nhân viên ngành xuất nhập khẩu là bao nhiêu?

Hiện nay, ngành Logistics là một trong nhiều ngành có mức đóng góp vào GDP lớn nhất tại nước ta. Nguồn nhân lực chất lượng cho ngành này thuộc dạng khá hiếm.

Nếu bạn chọn ngành này thì nên biết ngành xuất nhập khẩu học trường nào tốt để sau khi ra trường bạn dễ xin việc làm đúng chuyên ngành đã học và có được mức lương như mong muốn.

Thật khó trả lời chính xác cho mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu là bao nhiêuBởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kiến thức, kinh nghiệm, bằng cấp, kỹ năng, khả năng làm việc.. của bạn, và còn nhu cầu, khả năng của công ty tuyển dụng.

Ngoài mức lương cơ bản hàng tháng, nhân viên xuất nhập khẩu còn được hưởng thêm: tiền thưởng, tiền trợ cấp hàng tháng… Mức lương phổ biến của một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay:

– Nếu bạn mới tốt nghiệp, còn ít kinh nghiệm thì khoảng 5-9 triệu/tháng. Mức lương này sẽ tăng dần qua từng năm khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn.

– Khi bạn lên vị trí cấp cao hay trưởng nhóm thì tầm khoảng 9-13 triệu/tháng.

– Nếu bạn lên vị trí quản lý thì tầm 23 triệu/tháng. Có nơi lên đến 80-100 triệu/tháng nếu bạn thật sự tài giỏi và có năng lực.

Cơ hội làm việc cao.

Top 22 trường đại học có ngành Xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

1. Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội (tốt nhất về Xuất nhập khẩu)

Trường Đại học Ngoại thương (tên tiếng Anh: Foreign Trade University, tên viết tắt: FTU) là một trường đại học kinh tế chuyên đào tạo về kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đào tạo hệ Đại học
– Ngành Kinh tế:
+ Kinh tế đối ngoại;
+ Thương mại quốc tế.
– Ngành Quản trị kinh doanh:
+ Thương mại điện tử;
+ Quản trị kinh doanh quốc tế;

– Ngành Kinh tế quốc tế:
+ Kinh tế quốc tế;
+ Kinh tế và phát triển quốc tế;
– Ngành Kinh doanh quốc tế
– Ngành Luật:
+ Luật Thương mại quốc tế.

2. Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM (tốt nhất về Logistics)

Giới thiệu:
Trường được thành lập năm 1988, là trường đa ngành lớn nhất khu vực phía Nam về lĩnh vực giao thông vận tải (trong đó có ngành Logistics), trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy
– Ngành Kinh tế vận tải (Transport Economic)
– Ngành Khai thác vận tải (Transport Operation)
– Ngành Khoa học hàng hải (Nautical Science)
– Ngành Kỹ thuật tàu thuỷ (Naval Architectural)
– Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Civil Engineering)

Đại học Văn bằng 2 – Chính quy
– Ngành Kinh tế vận tải (Transport Economic)

Đại học liên thông – Chính quy
– Ngành Kinh tế vận tải (Transport Economic)
– Ngành Khoa học hàng hải (Nautical Science)
– Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Civil Engineering)

Cao đẳng chính quy
– Ngành Khai thác vận tải (Transport Opertaion)
– Ngành Điều khiển tàu biển (Navigation)
– Ngành Vận hành khai tác máy tàu thủy (Marine Engineering)

Chương trình liên kết
– Ngành Quản Lý Cảng và Logistics – Trường Đại học Tongmyong (Hàn Quốc)

Chương trình chất lượng cao
– Ngành Kinh tế vận tải (Transport Economic)
– Ngành Khai thác vận tải (Transport Operation)
– Ngành Khoa học hàng hải (Nautical Science)
– Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Civil Engineering)

3. Trường ĐH Ngoại Thương cơ sở 2

Giới thiệu:
Là cơ sở đào tạo các chuyên ngành thương mại quốc tế ở phía Nam của trường Đại học Ngoại Thương.Trường được thành lập vào năm 1993, trụ sở tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy
– Ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành kinh tế đối ngoại quốc tế/ quản trị kinh doanh quốc tế)

4. Trường đại học Hàng hải Việt Nam

Giới thiệu:
Là Trường đại học trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành, đa bậc học từ cao đẳng đến tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế- xã hội của cả nước.

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy
– Ngành Kinh doanh quốc tế
– Ngành Kinh tế vận tải
– Ngành Khoa học hàng hải
– Ngành Khoa học Hàng hải
– Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa
– Ngành Kỹ thuật tàu thủy
– Ngành Kỹ thuật công trình biển

Chương trình chất lượng cao
– Ngành Kinh doanh quốc tế
– Ngành Kinh tế vận tải

Chương trình tiên tiến
– Ngành Kinh doanh quốc tế
– Ngành Kinh tế vận tải

5. Trường ĐH Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM 

Giới thiệu:
Là một trong sáu trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 12 năm 2003. Đây là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu.

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy
– Ngành Quản trị Kinh doanh (Chuyên ngành kinh doanh quốc tế)
– Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp

6. Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

Giới thiệu:
Là chi nhánh tại châu Á của Đại học RMIT (Melbourne, Úc). Trường giảng dạy nhiều chương trình từ quản trị đến kỹ thuật, đồng thời tổ chức hàng loạt hoạt động ngoại khóa ấn tượng nhằm khuyến khích sinh viên mở rộng phạm vi hiểu biết của bản thân.

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy
– Cử nhân Kinh doanh (Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics)
– Cử nhân Kinh doanh (Kinh doanh Quốc tế)

Sau đại học
– Thạc sĩ Kinh doanh Quốc tế

7. Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM

Giới thiệu:
Phát triển từ Trường Trung học Vật tư từ những năm 1970. Trường Cao Đẳng Kinh tế đối ngoại cung cấp rất nhiều khóa Cao đẳng và trung cấp về Logistics

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Cao đẳng chính quy
– Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu
– Ngành Tiếng Anh thương mại
– Ngành Logistics quốc tế

Trung cấp chính quy
– Ngành kinh doanh quốc tế

8. Trường Cao đẳng tài chính Hải quan

Giới thiệu:
Được thành lập vào năm 2005 trên cơ sở tổ chức lại Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán IV, Trường Cao đẳng Hải quan và Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Học viện tài chính.

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Cao đẳng chính quy
– Ngành Logistics
– Ngành Kinh doanh Xuất nhập khẩu
– Ngành Kinh doanh quốc tế
– Ngành Hải Quan

Cao đẳng chất lượng cao
– Ngành Thuế – Hải quan
– Ngành Kinh doanh quốc tế

 

9. Đại học Thương mại -TMU 

Trường Đại học Thương mại (tên tiếng Anh: Thuong Mai University, tên giao dịch quốc tế viết tắt: TMU) là trường đại học công lập trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đào tạo hệ Đại học:

– Ngành Kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành Thương mại quốc tế (E).

10. Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

Giới thiệu:
Là trường đại học kỹ thuật đầu ngành tại miền Nam Việt Nam, đồng thời là trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy
– Ngành Quản lý Công nghiệp
– Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Logistics và Quản lý chuỗi Cung ứng)

11. Trường Đại học Hoa Sen

Giới thiệu:
Đại học Hoa Sen là một trường đại học tư thục có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học
– Ngành Kinh tế thương mại

Sau đại học
– Ngành Kinh tế thương mại

12. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Đào tạo đại học

Kinh tế quốc tế

– Kinh doanh quốc tế

+ Quản trị kinh doanh quốc tế

– Kinh doanh thương mại

+ Quản trị kinh doanh thương mại

+ Thương mại quốc tế

– Kinh tế

+ Hải quan

13. Trường Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng

Giới thiệu:
Tiền thân là khoa Kinh tế của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (1975) – hiện là một trong 7 trường thành viên của Đại học Đà Nẵng

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy
– Ngành Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng)
– Ngành Kinh doanh quốc tế
– Ngành Kinh doanh thương mại

Hệ vừa làm vừa học
– Ngành Kinh doanh quốc tế
– Ngành Kinh doanh thương mại

14. Trường Đại học Kinh tế Luật – ĐH Quốc gia TP.HCM

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy
– Ngành Kinh tế đối ngoại
– Ngành Kinh doanh quốc tế

Thạc sĩ:
– Ngành Kinh tế quốc tế

Tiến sĩ:
– Ngành Kinh tế quốc tế

15. Trường Đại học Văn Lang

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy
– Ngành Kinh doanh Thương mại (Gồm chuyên ngành Quản trị Hậu cần và chuỗi cung ứng)

16. Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy
– Ngành Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế

17. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy
– Ngành Khai thác vận tải (Quản trị Logistics)

18. Trường Đại học Giao thông Vận tải -Hà Nội 

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy
– Ngành Vận tải
– Ngành Kinh tế vận tải
– Ngành Quản trị kinh doanh
– Ngành xây dựng công trình giao thông

Đào tạo Thạc sĩ
– Xây dựng Đường sắt
– Xây dựng Đường ô tô và thành phố
– Xây dựng Cầu – Hầm
– Kỹ thuật hạ tầng đô thị
– Quản trị kinh doanh
– Tổ chức vận tải
– Khai thác vận tải
– Giao thông vận tải

Đào tạo Tiến sĩ
– Tổ chức và quản lý vận tải
– Khai thác vận tải

19. Trường Đại học Kinh tế (UEB)- Đại học Quốc Gia Hà Nội

Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế (FIBE)

Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế thuộc Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN  có tiền thân là Bộ môn Kinh tế thế giới của Khoa Kinh tế chính trị – ĐH Tổng hợp Hà Nội, được thành lập từ tháng 11/1974. Năm 2007, đồng thời với việc thành lập Trường Đại học Kinh tế (tiền thân là Khoa kinh tế) dựa trên cơ sở 3 bộ môn Kinh tế quốc tế, Quan hệ kinh tế quốc tế và Kinh tế học, Khoa Kinh tế Quốc tế chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt khép lại thời kỳ tạo dựng và hướng tới giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Khoa

CÁC BẬC VÀ NGÀNH ĐÀO TẠO

  • Đào tạo bậc Đại học: ngành Kinh tế quốc tế Hệ chuẩn và Hệ chất lượng cao, bằng kép với ĐH Ngoại Ngữ – ĐHQGHN
  • Đào tạo bậc Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế.
  • Đào tạo bậc Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế.

20. Học viện Tài Chính – AOF (chuyên sâu nhất về hải quan)

Chuyên ngành Hải quan và Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương

Khoa Thuế và Hải quan được thành lập ngày 20/9/2003 theo Quyết định số 1237/QĐ-BTC ngày 16/5/2003 của Bộ  trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập khoa Thuế và Hải quan thuộc Học viện Tài chính.

Khoa Hải quan và kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương đào tạo 2 chuyên ngành là:

(1) Chuyên ngành Thuế

(2) Chuyên ngành Hải quan.

21. Học viện chính sách và Phát triển (APD)

Tại Học viện Chính sách và Phát triển, sinh viên chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại sẽ được trang bị kiến thức nền tảng vững chắc các môn chuyên ngành về Kinh tế quốc tế, Thương mại quốc tế, Marketing quốc tế, Đầu tư quốc tế, Đàm phán kinh tế quốc tế,  Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Thanh toán quốc tế, Toàn cầu hóa và rủi ro và Luật kinh tế quốc tế. Sinh viên có nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng đàm phán,…

22. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội (cập nhật 2017)

Năm 2017, Đại học Bách Khoa Hà Nội có thêm NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THUỘC KHOA CƠ KHÍ

 

Cảm ơn các bạn đã xem và đã đọc .

Bình luận