Lập ra danh sách những công việc mà mình cần làm sẽ giúp bạn không bị ôm đồm quá nhiều thứ. Bạn sẽ biết việc gì cần được ưu tiên, từ đó hoàn thành mọi thứ tốt hơn. Đây cũng là một cách tuyệt vời để hạn chế việc trì hoãn – “căn bệnh” quen thuộc của sinh viên.
1. Dành thời gian để tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên giúp bạn nâng cao sức khỏe tinh thần, cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Khi đó chúng ta có có xu hướng học tập tốt hơn và điều chỉnh dễ dàng hơn cho môi trường mới. Do đó hãy tạo cho mình thói quen luyện tập thể dục thể thao, các bạn có thế tranh thủ đi tập buổi sáng hoặc buổi chiều tùy vào lịch học của mình. Đây cũng là cách giúp bạn giải tỏa căng thẳng và áp lực.
2. Lập và giữ kế hoạch
Một phần rất quan trọng khi bắt đầu học đại học đó là học cách quản lý thời gian của bạn. Trường đại học với nhiều thứ mới mẻ và thú vị, sẽ có rất nhiều điều bạn muốn thử. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết những gì bạn có thể và không thể xử lý được. Trường đại học sẽ có nhiều công việc, hoạt động hơn nhưng bạn không thể làm việc quá sức mình.
Lập ra danh sách những công việc mà mình cần làm sẽ giúp bạn không bị ôm đồm quá nhiều thứ. Bạn sẽ biết việc gì cần được ưu tiên, từ đó sẽ hoàn thành mọi thứ tốt hơn. Đây cũng là một cách tuyệt vời để hạn chế việc trì hoãn – “căn bệnh” quen thuộc của sinh viên.
3. Dành thời gian mỗi ngày để thư giãn
Trường đại học với lịch học dày đặc, bạn tham gia vào các khóa học khác nhau, tìm kiếm một công việc làm thêm… Những điều này khiến bạn trở nên bận rộn và dễ căng thẳng. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi một chút để có thể bắt đầu vào ngày hôm sau một cách tỉnh táo và thoải mái hơn.
Hoặc bạn cũng có thể tạo thói quen đi ngủ sớm, hạn chế thời gian xem TV, đi dạo bộ, uống nhiều nước… Nghe thì có vẻ buồn tẻ, nhưng những việc đơn giản này lại giúp bạn thư giãn nhẹ nhàng đó.
4. Học cách giặt quần áo, nấu ăn
Bước vào cuộc sống đại học, bạn phải độc lập và chủ động về cả việc học cũng như sinh hoạt hàng ngày. Điều này đồng nghĩa với việc, cha mẹ sẽ không ở bên cạnh để nấu ăn, hay giặt giũ quần áo cho bạn. Thế nên, hãy bắt đầu từ những công việc tưởng chừng đơn giản này, bắt đầu học cách nấu ăn, giặt giũ quần áo – những kĩ năng cơ bản nhất cần phải biết khi sống xa nhà.
5. Tìm hiểu cách học
Cách học của mỗi người khác nhau, nên bạn không cần học giống người khác, miễn sao bạn đảm bảo nó hiệu quả và phù hợp với bản thân mình. Để tìm ra cách học tốt nhất và phù hợp nhất có thể bạn phải thử qua vài phương pháp khác nhau. Và khi tìm ra được quy trình học cho riêng mình, bạn sẽ thấy việc học tập ở đại học không quá khó khăn như bạn nghĩ.
6. Học cách quản lý chi tiêu
Khi là sinh viên bạn có thể tự quản lý thời gian và sắp xếp các công việc học tập, giải trí cũng như chi tiêu. Là một học sinh, bạn có thể phụ thuộc toàn bộ vào gia đình và hầu như hiếm khi phải lo nghĩ về vấn đề này. Trái lại, tiền bạc trở thành một mối quan tâm thực sự trong trường đại học!
Nếu không cân đối chi tiêu hợp lý với khoản tiền từ gia đình cho bạn có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền bạc thường xuyên, hoặc liên tục “làm bạn” với mì gói – việc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập. Vậy nên, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý và cách để quản lý tiền tốt nhất là lập bảng chi tiêu hàng tháng và cố gắng cân đối cho phù hợp.
7. Tìm hiểu xem bạn cùng phòng là ai
Bạn cùng phòng của bạn có thể đến từ một nơi nào đó mà bạn chưa bao giờ nghe thấy, chưa từng đặt chân đến vùng đất đó. Họ có thể có một tôn giáo hoặc lối sống hoàn toàn khác với bạn. Hãy cởi mở với những ý tưởng và trải nghiệm mới, đặc biệt vì nó liên quan đến những gì bạn cùng phòng của bạn mang lại cho cuộc sống của bạn.
Một mối quan hệ tuyệt vời với bạn cùng phòng được xây dựng bắt nguồn từ việc hiểu và hợp tác với nhau – từng người sẽ có lối sống khác nhau và chúng ta cần hài hòa nó bên cạnh việc tôn trọng những không gian và cá tính riêng của nhau.