Chuyên ngành Kinh tế quốc tế CLC là gì? Chương trình đào tạo ngành CLC như thế nào?Hãy cùng tôi tìm hiểu nhé:
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế CLC là gì?
Khái quát chương trình đào tạo ngành CLC như thế nào
Chương trình CLC được viết tắt của tên gọi là chương trình chất lượng cao
- Giới thiệu khái quát chương trình:
Chương trình Chất lượng cao được thực hiện theo Thông tư 23 /2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 7 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình Chất lượng cao được triển khai tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân từ năm 2010. Hiện nay, Chương tình Chất lượng cao có 10 chuyên ngành là Kiểm toán, Ngân hàng, Đầu tư, Kinh doanh quốc tế, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Marketing, Tài chính doanh nghiệp, Quản trị nhân lực, Kinh tế quốc tế và Kinh tế Phát triển.
Chương trình được giảng dạy và học tập bằng cả bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh. Các học phần được học tập và giảng dạy bằng Tiếng Anh chiếm 30% số TC toàn khóa học. Chương trình Chất lượng cao được xây dựng trên cơ sở chuyển giao công nghệ đào tạo của Chương trình Tiên tiến và một số Trường Đại học có uy tín trên thế giới.
Chương trình áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến và trang thiết bị giảng dạy hiện đại. Sinh viên được cấp miễn phí giáo trình đối với các học phần chuyên ngành được giảng dạy bằng Tiếng Anh. Sinh viên được học tập tại các giảng đường hiện đại bậc nhất của Trường.
- Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Kinh tế quốc tế
a. Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế quốc tế có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn kinh tế quốc tế vững; có tư duy kinh tế, quản lý và có bản lĩnh nghề nghiệp cao; có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, dẫn dắt và làm việc theo nhóm để hoàn thành tốt công việc; thành thạo tiếng Anh để làm việc chuyên môn. Cử nhân kinh tế quốc tế của chương trình đào tạo chất lượng cao có đầy đủ năng lực và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của công việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
b. Các mục tiêu cụ thể:
-Về kiến thức:
Cử nhân chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế quốc tế được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại về kinh tế quốc tế, đặc biệt là nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ; phân tích cơ sở và lợi ích của các quan hệ kinh tế quốc tế và những chính sách định hướng cho quan hệ đó; nghiên cứu các hình thức và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia. Nếu như các môn học cơ bản và cơ sở góp phần hình thành một tư duy kinh tế tổng thể và tạo ra tầm nhìn khái quát về kinh tế nói chung thì các môn học chuyên ngành sẽ trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế, từ việc hiểu biết sự vận động và tương tác của nền kinh tế thế giới, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế cho đến việc phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề về kinh tế thuộc các lĩnh vực chuyên sâu về kinh tế quốc tế.
-Về kỹ năng:
Đào tạo cử nhân chất lượng cao chuyên ngành kinh tế quốc tế thông thạo tiếng Anh trên các lĩnh vực chuyên môn về kinh tế quốc tế; có kỹ năng phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề; có kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục để giải quyết hiệu quả công việc trong chuyên môn.
Về tinh thần và thái độ làm việc:
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế quốc tế có trách nhiệm nghề nghiệp; tôn trọng và chấp hành pháp luật; có ý thức tổ chức kỷ luật; năng động, nhiệt tình và có tinh thần hợp tác trong công việc.
Chuẩn đầu ra của ngành
Chuẩn ngoại ngữ
-Cử nhân tốt nghiệp chương trình chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế quốc tế phải đạt các chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra chung của Trường Đại học Kinh tế quốc dân áp dụng cho sinh viên học theo CTTT, CLC & POHE như sau:
– Giao tiếp và đàm phán, tổ chức và thực hiện các hoạt động liên quan đến kinh tế quốc tế bằng ngôn ngữ Tiếng Anh;
– Sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong kinh tế quốc tế như soạn thảo các thư tín, hiệp định, hợp đồng bằng tiếng Anh; kỹ năng thuyết trình, truyền đạt, giải thích và thuyết phục bằng tiếng Anh.
– Cụ thể các chuẩn cho từng tiêu thức như sau:
– Kiến thức ngôn ngữ:
+ Nắm được một khối lượng kiến thức đủ lớn về ngữ pháp và từ vựng có liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
+ Kiến thức ngôn ngữ được đo lường bằng các bài thi quốc tế chuẩn ở các cấp độ TOEIC, tối thiểu 600 điểm (hoặc các bài thi quốc tế có qui đổi tương đương) TOEFL, tối thiểu 500
– Kỹ năng ngôn ngữ
+ Có khả năng giao tiếp thành thạo và tự tin bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày;
+ Có khả năng sử dụng 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) một cách thành thạo và hiệu quả để truyền đạt thông tin và giải quyết công việc.
– Thái độ, hành vi
+ Không ngừng học tập, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn bằng ngoại ngữ
+ Không ngừng rèn luyện trau dồi các kĩ năng ngôn ngữ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công việc.
Chuẩn tin học
Sinh viên tốt nghiệp các ngành đào tạo theo Chương trình Chất lượng cao của trường Đại học Kinh tế Quốc dân cần đạt được những chuẩn đầu ra sau đây về Tin học:
– Kỹ năng thực hành
Mức đạt được: Thành thạonhững nội dung sau:
+ Kĩ năng giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ bằng bộ phần mềm tin học văn phòng: MS-Excel, MS-Word và MS-Project Manager;
+ Kĩ năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và truyền thông trong môi trường mạng hoá sử dụng các dịch vụ Internet;
+ Kĩ năng tư duy và tổ chức công việc sử dụng công cụ phần mềm tin học (Mind Manager);
+ Kĩ năng thuyết trình và truyền đạt thông tin sử dụng phần mềm MS- PowerPoint;
+ Kĩ năng tham gia quá trình phát triển các hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn của mình với tư cách người sử dụng.
+ Khả năng sử dụng cơ bản các phần mềm ứng dụng trong bộ Tin học văn phòng MS-Excel, MS-Word, MS-PowerPoint … và các dịch vụ chính của Internet để xử lý và truyền thông tin.
– Kiến thức Tin học
Mức chuẩn: Hiểu biết và biết cách vận dụng với các nội dung cụ thể như sau:
+ Kiến thức đại cương về Tin học
Có kiến thức cơ bản và cập nhật về máy tính và mạng máy tính ứng dụng trong xử lý và truyền thông tin Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh.
+ Kiến thức ứng dụng Tin học trong Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh
Có kiến thức cơ bản và cập nhật về các phần mềm ứng dụng, các hệ thống thông tin dựa trên máy tính hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp và quản lý khác nhau trong các tổ chức kinh tế – xã hội.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ
Cử nhân tốt nghiệp chương trình chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế quốc tế đạt chuẩn đầu ra đòi hỏi có phẩm chất đạo đức tốt, hiểu biết và nghiên túc chấp hành kỷ cương pháp luật của Nhà nước.
Sinh viên phải có kiến thức cơ bản về kinh tế quốc tế, có hiểu biết về xã hội, văn hóa, các nhân tố chính trị và pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.
Sinh viên có khối kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế như nền kinh tế thế giới, kinh tế quốc tế, chính sách kinh tế đối ngoại, kinh tế ASEAN, đàm phán kinh tế quốc tế, chính sách quản lý công ty đa quốc gia. Kiến thức về văn hóa, xã hội, pháp luật, môi trường kinh tế và cạnh tranh của các quốc gia và các hiểu biết về tổ chức kinh tế quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới, về các thể chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và các loại hình liên kết kinh tế khu vực và quốc tế đã thúc đẩy các luồng vốn đầu tư quốc tế, luồng tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
Sinh viên có tác phong làm việc chuẩn xác, nhanh chóng, có trách nhiệm và đạo đức xã hội và có ý thức cộng đồng tận tâm. Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế quốc tế chương trình chất lượng cao cần có tư duy độc lập, năng lực làm việc nhóm và khả năng sáng tạo.
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!