Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo chuyên ngành kinh tế học và kinh doanh học. Trường có bề dày lịch sử và nhiều thành tích đạt được trong suốt 45 năm xây dựng và phát triển. Các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của nhà trường là các vấn đề kinh tế, hội nhập, khoa học kinh tế và quản trị kinh doanh hướng đến mạng lưới nghiên cứu khoa học toàn cầu, phát triển các ngành kinh tế dịch vụ…
Vài nét chung của khoa kinh tế của trường Đại học kinh tế
Khoa Kinh tế được thành lập vào năm 1993 trên cơ sở hợp nhất các khoa Kế hoạch – Vật giá – Lao động và Kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn (hai khoa tiền thân này thành lập từ năm 1976). Đây là khoa Kinh tế Phát triển đầu tiên được thành lập tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, tên gọi của khoa phù hợp với ngành đào tạo ở các nước phát triển trên thế giới vì gốc tiếng Anh của tên ngành là Development Economics.
Khoa Kinh tế có bề dày nghiên cứu khoa học. Giảng viên của Khoa thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học hàn lâm và ứng dụng chính sách, từ nghiên cứu hành vi kinh tế của con người đến các chính sách phát triển kinh tế xã hội địa phương; các chính sách lao động và việc làm; nghiên cứu thể chế và chính sách nông nghiệp, và các khía cạnh kinh tế học môi trường và hiện tượng biến đổi khí hậu.
Đại học quốc gia.
Ỡ bậc đại học, Khoa Kinh tế có 6 chuyên ngành đào tạo. Các chuyên ngảnh đều mang tính thực tiễn và ứng dụng cao và các sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc trong các lĩnh vực đa dạng, dễ dàng thích nghi với thị trường lao động năng động. Sinh viên sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành thuộc khoa kinh tế phát triển sẽ có thể công tác tại các lĩnh vực:
- Nghiên cứu phát triển các dự án sản xuất kinh doanh, hoạch định kế hoạch và phương án kinh doanh doanh nghiệp, ước lượng hiệu quả kinh tế doanh nghiệp.
- Phát triển kinh tế – xã hội các địa phương từ các cấp quận (huyện), thành phố, tỉnh, và vùng với vai trò thẩm định và thiết lập các dự án kinh tế – xã hội, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cho từng cấp địa phương.
- Có khả năng tham gia công tác tại các phòng nghiên cứu và phát triển (R&D), phòng kế họach đầu tư, phòng kinh tế, phòng khai thác kinh doanh tại các ngân hàng thương mại, các tổng công ty, các công ty tài chính.
- Nghiên cứu và phát triển, đánh giá các dự án tài trợ bởi các tổ chức đa phương (Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á), các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo của các tổ chức phi chính phủ.
- Có khả năng tác nghiệp, nghiên cứu, ra quyết định tại các bộ phận Nhân sự, Phòng Tổ chức Cán bộ của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, các cơ quan Nhà nước. Ngoài ra, sinh viên còn có thể vào làm việc ở cơ quan quản lý lao động thuộc tất cả các cấp quản lý như Phòng lao động Thương binh – Xã hội quận, huyện, Sở Lao động Thương binh – Xã hội Tỉnh, thành phố; Phòng Kinh tế, Phòng Kế hoạch, Phòng tổng hợp thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.
- Đặc biệt, các sinh viên chuyên ngành thẩm định giá, sau khi tốt nghiệp có khẳ năng làm việc tại các trung tâm thẩm định giá, các công ty kiểm tốn nhà nước và tư nhân, các sàn giao dịch bất động sản, phòng vật giá thuộc Sở Tài Chính, các trung tâm đấu giá tài sản, hội đồng thẩm định giá doanh nghiệp nhà nước, các phòng tín dụng và thẩm định tài sản thế chấp của các ngân hàng thương mại. Đặc biệt, sinh viên chuyên ngành này có khẳ năng thành lập công ty tư vấn và thẩm định giá bất động sản tư nhân.
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.