Khoa công nghệ thông tin (CNTT) được thành lập ngày 11/11/1994, cùng với thời gian thành lập Trường Đại học Duy Tân.
Giới thiệu Khoa công nghệ thông tin của Đại học Duy Tân
Trải qua hơn 23 năm hoạt động, Khoa đã phát triển vững chắc, luôn xứng đáng là khoa đào tạo chủ lực của Trường Đại học Duy Tân, là nơi đào tạo và cung cấp nhân lực Công nghệ Thông tin uy tín trong nhiều năm qua.
Dựa trên cơ sở sứ mệnh của Trường Đại học Duy Tân, Khoa Công nghệ Thông tin xác định sứ mệnh của mình là: “Đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin chất lượng cao, có kiến thức – kỹ năng – đạo đức nghề nghiệp đáp ứng ứng yêu cầu doanh nghiệp trong nước và quốc tế”. Mục tiêu phấn đấu của Khoa đến năm 2020 là sẽ trở thành một đơn vị đào tạo, chuyển giao công nghệ hàng đầu trên cả nước, đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động nghiên cứu khoa học, quan hệ doanh nghiệp và hội nhập quốc tế của Đại học Duy Tân.
Hiện nay, Trường Đại học Duy Tân tổ chức tuyển sinh, đào tạo từ bậc Cao đẳng đến Tiến sĩ ngành Công nghệ thông tin (Cao đẳng/ Đại học từ năm 1995, Thạc sĩ từ năm 2009, Tiến sĩ từ năm 2013). Trong đó, Khoa Công nghệ Thông tin trực tiếp quản lý, tổ chức đào tạo bậc Cao đẳng và Đại học chính qui, với qui mô 1.300 sinh viên chính qui, có 3 chuyên ngành đào tạo: Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật mạng và Hệ thống thông tin quản lý.
Cán bộ, giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin
Với phương châm tăng cường hợp tác quốc tế, không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa Công nghệ Thông tin đã triển khai chương trình hợp tác với Đại học Carnegie Mellon- Hoa Kỳ để chuyển giao chương trình đào tạo, đào tạo đội ngũ từ năm 2008 đến nay. Bên cạnh đó, Khoa cũng đã áp dụng mô hình CDIO trong đào tạo, tiếp cận và chuẩn bị cho việc kiểm định chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế ABET trong thời gian đến.
Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục cùng với những thành tích đạt được, Khoa CNTT vinh dự nhận được nhiều giấy khen của HĐQT/BGH Trường Đại học Duy Tân, bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng (2009), bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014)
Bình luận