TS Lê Xuân Quỳnh – Phó trưởng khoa Tiếng Anh, ĐH Kinh tế – Ti chính TP.HCM – đánh giá đề minh họa môn Tiếng Anh do Bộ GD&ĐT đưa ra vừa sức nhưng vẫn đảm bảo tính phân loại.
Chiến thuật đạt điểm tối đa môn tiếng anh
1. Thí sinh dễ dàng đạt điểm 5
- Theo nhận định của TS Lê Xuân Quỳnh, phạm vi kiến thức của đề minh họa chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, đã được Bộ GD&ĐT tinh giản do thời gian dài học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19.
- “Đề minh họa có độ khó vừa phải, vừa sức với thí sinh, đặc biệt những em có sự ôn luyện về trọng âm, ngữ pháp, từ vựng”, thầy Quỳnh nhận xét.
- Cụ thể, 70% câu hỏi trong đề thuộc mức độ nhận biết, thông hiểu. Chỉ 30% câu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Như vậy, đề thi vừa sức mà vẫn có tính phân loại.
- Trong đó, các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu có độ khó tương đương với đề tham khảo bộ công bố ngày 3/4.
- Nhưng câu này thuộc các chuyên đề ngữ âm (phát âm đuôi “-s”, trọng âm với từ hai và ba âm tiết), câu hỏi đuôi, giới từ, mạo từ, danh động từ, câu điều kiện, thì động từ, liên từ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, rút gọn mệnh đề quan hệ, loại từ, cụm động từ, chọn từ thích hợp, từ đồng nghĩa – trái nghĩa, câu giao tiếp, tìm lỗi sai.
- Các câu khó rơi nhiều vào đọc hiểu, từ câu số 30 trở đi. Chất liệu bài đọc khó, các phương án có độ nhiễu cao như dạng tìm câu đồng nghĩa – nối câu. Thí sinh muốn đạt điểm cao cần có kiến thức từ vựng, ngữ pháp.
- Nhìn chung, TS Lê Xuân Quỳnh nhận định với độ khó như đề tham khảo, thí sinh dễ dàng đạt từ điểm 5 trở lên. Tuy nhiên, muốn đạt điểm cao, các em cần có sự chuẩn bị kỹ về khả năng đọc hiểu. Và để đạt điểm 10, thí sinh cần vốn từ vựng phong phú, khả năng tìm từ, tổng hợp cao.
2. Chiến thuật đạt điểm tối đa
- Nhằm giúp thí sinh ôn luyện tốt hơn cho kỳ thi sắp tới, Phó trưởng khoa Tiếng Anh, ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM đưa ra một vài lời khuyên trong quá trình ôn thi cũng như làm bài thi môn này.
- Ông khuyên trước kỳ thi, thí sinh cần có sự ôn luyện kỹ lưỡng về ngữ pháp, từ vựng, các cấu trúc về đại từ quan hệ, thì, câu chủ động, bị động, trọng âm, nguyên âm, phát âm của các từ vựng.
- Đặc biệt, thí sinh cần nắm rõ cấu trúc đề thi, phần từ vựng, ngữ pháp, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đọc hiểu, nối câu, chuyển dạng câu.
- Việc chuẩn bị về mặt tâm lý cũng rất quan trọng. Theo TS Lê Xuân Quỳnh trước ngày thi, thí sinh nên dừng việc ôn tập để thư giãn đầu óc trước khi bước vào kỳ thi quan trọng.
- Ngoài ra, trong quá trình ôn thi, các em cũng cần sắp xếp thời gian học, đồng thời có chế độ ăn uống, tập thể dục hợp lý.
- Trong quá trình làm bài thi, thầy Quỳnh khuyên các em lưu ý đọc kỹ đề để nắm rõ cấu trúc, chọn lọc những câu thuộc phần kiến thức mình nắm vững để làm bài.
- Bên cạnh đó, sĩ tử cần quản lý thời gian làm bài khoa học. Thầy Quỳnh cho rằng với 60 phút để làm 50 câu, thí sinh nên dành 20 phút đầu để làm 30 câu thuộc phần kiến thức thông thường. 20 phút tiếp theo, các em tập trung làm 20 câu còn lại, chú trọng phần đọc hiểu. 10 phút còn lại được dành để đọc lại bài.
- “Thí sinh nên làm nhanh. Câu nào khó quá, mất nhiều thời gian, các em nên lướt qua, dành thời gian để làm câu dễ trước”, thầy Quỳnh chia sẻ bí quyết.
- Thầy cũng đánh giá việc đọc lại bài rất quan trọng. Trong 10 phút cuối, thí sinh soát lại đáp án, làm nốt những câu còn lại.
- Hơn nữa, Tiếng Anh được thi theo hình thức trắc nghiệm. Sĩ tử không nên bỏ trống.
- Với những câu hỏi khó, không chắc chắn, thầy Lê Xuân Quỳnh đề nghị thí sinh sử dụng phương pháp loại trừ.
- Theo thầy, trong 4 phương án, hai phương án thường sai rõ ràng. Trong hai phương án còn lại, thí sinh chọn một để tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Theo: Zing
Bình luận