Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội năm 2021

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2021
*********

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐHQGHN

Mã trường: QHI

Địa chỉ: Nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024.37547865; Fax: 024.37547460. Hotline: 0334.924.224

Website: http://www.uet.vnu.edu.vn

Email: TuyensinhDHCN@vnu.edu.vn

  1. Đối tượng tuyển sinh Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội năm 2021

– Người đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối kiến thức văn hóa THPT theo quy định hiện hành). Người đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.

– Có đủ sức khoẻ để học tập tại ĐHQGHN theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập Chủ tịch hội đồng tuyển sinh xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

  1. Phạm vi tuyển sinh:Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội năm 2021 tuyển sinh trong cả nước và quốc tế.
  2. Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội năm 2021

– Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Quy định đặc thù của ĐHQGHN;

– Xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2021;

– Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức;

– Xét tuyển theo các chứng chỉ quốc tế (A-LEVEL, SAT, ACT, IELTS), cụ thể:

(1) Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level);

(2) Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN;

(3) Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN;

(4) Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm.

  1. Chỉ tiêu tuyển sinh (xét tuyển theo nhóm ngành)
TT Mã xét tuyển Tên nhóm ngành Tên ngành/ chương trình đào tạo Chỉ tiêu nhóm ngành Chỉ tiêu Tổ hợp
xét tuyển
KQ thi THPT QG Phương thức khác
I CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN
1 CN1 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin 250 125 125 – Toán, Lý, Hóa (A00)

– Toán, Anh, Lý (A01)

 

Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản
2 CN2

 

Máy tính và Robot Kỹ thuật máy tính 140 70 70
Kỹ thuật Robot*
3 CN3 Vật lý kỹ thuật Kỹ thuật năng lượng* 120 60 60
Vật lý kỹ thuật
4 CN4 Cơ kỹ thuật 80 40 40
5 CN5 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 100 50 50
6 CN7 Công nghệ Hàng không vũ trụ* 60 30 30
7 CN11 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 60 30 30
8 CN10 Công nghệ nông nghiệp* 60 30 30 – Toán, Lý, Hóa (A00)

– Toán, Anh, Lý (A01)

– Toán, Lý, Sinh (A02)

– Toán, Hóa, Sinh (B00)

II CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội năm 2021
9 CN6 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ** 150 75 75 – Toán, Lý, Hóa (Toán, Lý hệ số 2) (A00)

– Toán, Anh, Lý (Toán, Anh hệ số 2) (A01)

 

10 CN8 Công nghệ thông tin** (CLC) 330 330 165 150
Hệ thống thông tin
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
11 CN9 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông** 150 75 75

 (-) * Chương trình đào tạo thí điểm (in nghiêng)

(-) ** CTĐT thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo. Thí sinh tham khảo mức học phí và điều kiện phụ về tiếng Anh của từng CTĐT quy định chi tiết trong đề án.

(-) Các CTĐT có cùng mã Nhóm ngành (CN1, CN2, CN3 và CN8): Thí sinh trúng tuyển vào Nhóm ngành được phân vào từng ngành đào tạo sau khi thí sinh vào học trong năm thứ nhất tại Trường.

  1. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
  2. a) Căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT năm 2021, Nhà trường quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tương ứng đối với thí sinh sử dụng kết quả thi THPT năm 2021 để xét tuyển. Riêng với các chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học theo đề án (đáp ứng Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT) phải đảm bảo xét tuyển có điều kiện ngoại ngữ đầu vào: kết quả môn Ngoại ngữ của kì thi THPT quốc gia năm 2021 đạt tối thiểu điểm 4.0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định tại Quy chế thi.
  3. b) Căn cứ vào kết quả thi ĐGNL học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức, Nhà trường quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/CTĐT đối với thí sinh sử dụng kết quả thi ĐGNL để xét tuyển;
  4. c) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển;
  5. d) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi SAT là 1100/1600 hoặc 1450/2400 (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi). Mã đăng ký của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng kỳ thi SAT);
  6. e) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36, trong đó các điểm thành phần môn Toán (Mathematics) ≥ 35/60 và môn Khoa học (Science) ≥ 22/40;
  7. f) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (quy định tại Phụ lục 3 đính kèm, với điều kiện chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) và có tổng điểm 2 môn còn lại (Toán, Vật lý) trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm.
  8. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường

6.1. Nguyên tắc xét tuyển:

– Xét tuyển vào ngành đúng trước, sau đó xét tuyển vào ngành gần; xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu;

– Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi THPT năm 2021: Xét tuyển theo tổ hợp các môn tương ứng. Điểm trúng tuyển được tính trên điểm của tổ hợp môn xét tuyển và được xác định theo nhóm ngành. Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định, hình thức xác nhận do Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) quy định. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học.

– Trong trường hợp không sử dụng hết chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức nào thì Nhà trường sẽ chuyển số chỉ tiêu còn lại sang xét tuyển ở phương thức còn nguồn tuyển.

6.2. Nhóm ngành: gồm một hoặc vài ngành/chương trình đào tạo có chung một mã đăng ký xét tuyển, có cùng các tổ hợp xét tuyển và cùng điểm chuẩn trúng tuyển. Đối với một nhóm ngành, điểm chuẩn trúng tuyển bằng nhau cho tất cả các tổ hợp xét tuyển.

6.3. Việc phân ngành học  (đối với các nhóm có 2 ngành trở lên) được thực hiện sau khi thí sinh trúng tuyển vào học trong năm thứ nhất tại Trường trên cơ sở nguyện vọng của thí sinh, điểm xét tuyển và chỉ tiêu từng ngành do Trường quy định.

–  Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin: Ngay khi thí sinh trúng tuyển nhập học vào nhóm ngành Công nghệ thông tin (CN1), Nhà trường công bố điều kiện đăng ký học CTĐT chất lượng cao ngành Công nghệ Thông tin, trong đó đảm bảo điểm đăng ký dự tuyển vào CTĐT chất lượng cao không thấp hơn điểm trúng tuyển vào CTĐT chuẩn tương ứng.

  1. Tổ chức tuyển sinh:Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối với từng ngành đào tạo…

– Xét tuyển đợt 1:; Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2021 theo dữ liệu ĐKXT từ Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT; và theo phương thức khác bao gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Quy định đặc thù của ĐHQGHN, Kết quả thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức; chứng chỉ A-Level, SAT, ACT, IELTS, TOEFL iBT). Thời gian xét tuyển do Bộ GDĐT quy định.

– Xét tuyển đợt bổ sung: Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2021 và kết quả thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức đối với các ngành còn chỉ tiêu tuyển sinh.

7.1. Tổ hợp xét tuyển Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội năm 2021

  1. a) Các chương trình đào tạo chuẩn

Tổ hợp các môn thi THPT năm 2021:

+ Toán, Lý, Hóa (A00);

+ Toán, Anh, Lý (A01);

    Riêng đối với ngành Công nghệ nông nghiệp xét tuyển thêm tổ hợp Toán, Hóa, Sinh (B00) và Toán, Lý, Sinh (A02);

  1. b) Các chương trình đào tạo chất lượng cao

+ Toán, Lý, Hóa (Toán, Lý hệ số 2) (A00);

+ Toán, Anh, Lý (Toán, Anh hệ số 2) (A01);

7.2. Cách tính điểm xét tuyển: Căn cứ quy định Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng cách tính Điểm xét tuyển (gọi tắt là ĐX) từ kết quả thi ba môn của tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực của thí sinh như sau:

  1. a) Các chương trình đào tạo chuẩn

ĐX = (Môn1 + Môn2 + Môn3) + Điểm ƯT (ĐT,KV)

(ĐX được làm tròn đến hai chữ số thập phân)

  1. b) Các chương trình đào tạo chất lượng cao

ĐX = (Môn chính1 x 2 + Môn chính2 x 2 + Môn3) x 3/5 + Điểm ƯT (KV, ĐT)

(ĐX được làm tròn đến hai chữ số thập phân)

7.3. Cách tính điểm xét tuyển theo chứng chỉ IELTS/TOEFL iBT

  1. a) Các chương trình đào tạo chuẩn

            ĐX = Điểm Tiếng Anh đã quy đổi + Điểm Toán + Điểm Lý

  1. b) Các chương trình đào tạo chất lượng cao

            ĐX = [(Điểm Tiếng Anh đã quy đổi + Điểm Toán) x 2 + Điểm Lý] x 3/5

Điểm chuẩn trúng tuyển vào các nhóm ngành tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được công bố theo thang điểm 30.

Bình luận