Chuyên ngành kinh tế quốc tế của trường Đại học kinh tế – Luật

Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (VNUHCM-University of Economics and Law) – UEL là trường đại học đào tạo và nghiên cứu khối ngành kinh tế, quản lý và luật tại miền Nam Việt Nam, nổi bật với thế mạnh về năng lực giảng viên, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường có tiền thân là Khoa Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó khối ngành kinh tế quốc tế cũng không kém phần kém cạnh so với những ngành khác.Hãy cùng mình tìm hiểu ngành kinh tế quốc tế của trường nhé.

Chuyên ngành kinh tế quốc tế của trường Đại học kinh tế – Luật

Chuyên ngành kinh tế quốc tế của trường Đại học kinh tế – Luật:

1. Mục tiêu chung:
Học viên tốt nghiệp nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:

    Học viên tốt nghiệp có kiến thức lý thuyết chuyên sâu, nâng cao và cập nhật trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.
Học viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng các kiến thức lý thuyết để giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.
Học viên tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết cho hoạt động nghiên cứu và nghề nghiệp: kỹ năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo; có năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.
Học viên tốt nghiệp có thái độ, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội đúng đắn.

2. Chuẩn đầu ra

2.1. Về kiến thức

Khả năng hệ thống hóa và nắm vững kiến thức lý thuyết cơ bản chuyên sâu và nâng cao của khối ngành kinh tế, quản lý kinh tế và ứng dụng hiệu quả giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội.
Khả năng hệ thống hóa và nắm vững kiến thức lý thuyết chuyên sâu và nâng cao của chuyên ngành kinh tế quốc tế và ứng dụng giải quyết hiệu quả các vấn đề của nền kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. Về kỹ năng
Khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo các vấn đề kinh tế-xã hội nói chung, đặc biệt là các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế quốc tế: thương mại quốc tế hàng hóa và dịch vụ, liên kết kinh tế quốc tế, di chuyển nguồn lực quốc tế, đầu tư-tài chính quốc tế…

Nâng cao năng lực và kỹ năng phát hiện, phân tích, tổng hợp, đánh giá và giải quyết các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Nâng cao và hoàn thiện năng lực làm việc nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu và công việc.

Nâng cao và hoàn thiện năng lực tự học tập và học tập suốt đời.

2.3. Về thái độ, đạo đức nghề nghiệp
Có phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật tốt.
Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
Có tinh thần vượt khó khăn, vươn lên trong học tập, nghiên cứu và công việc.

Chỉ tiêu tuyển sinh
3. Thời gian và hình thức đào tạo
Thời gian đào tạo: 2 năm
Hình thức đào tạo: chính quy không tập trung

4. Loại chương trình đào tạo và số lượng tín chỉ

 4.1. Chương trình giảng dạy môn học phương thức I (Không viết luận văn)
Hình thức đào tạo: Chính qui, bán thời gian.
Thời gian đào tạo : 2 năm.
Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 53 tín chỉ (TC), trong đó:
Khối kiến thức chung bắt buộc: 5 tín chỉ
Ngoại ngữ (tự học): Đạt Trình độ đầu ra môn ngoại ngữ theo Điều 20 của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 48 tín chỉ
 + Bắt buộc: 21 tín chỉ
 + Tự chọn : 27 tín chỉ

CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH THEO PHƯƠNG THỨC I:

Phần kiến thức Các môn học Số Tín chỉ Ghi chú
Phần 1 Các môn học thuộc khối kiến thức chung 5 Ngoại ngữ tự học
Phần 2 Các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 48  
Trong đó:

– Các môn học bắt buộc

– Các môn tự chọn

21

27

 
Tổng cộng   53  

4.2.  Chương trình giảng dạy môn học phương thức II (Viết luận văn)
Hình thức đào tạo: Chính qui, bán thời gian.
Thời gian đào tạo: 2 năm.Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 53 tín chỉ (TC), trong đó:
Khối kiến thức chung bắt buộc: 5 tín chỉ
Ngoại ngữ (tự học): Đạt Trình độ đầu ra môn ngoại ngữ theo Điều 20 của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ
+ Bắt buộc: 21 tín chỉ
+ Tự chọn:  15 tín chỉ
Luận văn thạc sĩ: 12 tín chỉ

CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH THEO PHƯƠNG THỨC II:

Phần kiến thức Các môn học Số Tín chỉ Ghi chú
Phần 1 Các môn học thuộc khối kiến thức chung 5 Ngoại ngữ tự học
Phần 2 Các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 36  
Trong đó:

– Các môn học bắt buộc

– Các môn tự chọn

 

21

15

 
Phần 3 Luận văn thạc sĩ 12  
Tổng cộng   53
Bình luận