Cơ hội nghề nghiệp khi tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế

Sau khi dành 4 năm học tập tại trường đại học, các bạn sinh viên thường phân vân về những bước đi tiếp theo. Bạn có thể tìm kiếm một công việc toàn thời gian, mở một doanh nghiệp riêng, tiếp tục đi thực tập, dành một năm để gap year hay học lên cao. Cùng với đó là câu hỏi ” khi học ngành kinh tế quốc tế xong thì cơ hội nghề nghiệp như thế nào?” Hãy cùng mình tìm hiểu nhé:

Cơ hội nghề nghiệp khi tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế

Những người thích môi trường cạnh tranh nhưng có tính học hỏi và hợp tác cao hẳn sẽ bị hấp dẫn bởi những thách thức đặt ra trong học tập và định hướng thực tế của các chương trình kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cơ hội nghề nghiệp đa dạng chính là yếu tố quan trọng khiến họ theo học ngành kinh doanh.

Cử nhân kinh doanh có thể tìm kiếm việc làm trong vô vàn lĩnh vực khác nhau dù không phải tất cả những công việc này đều liên quan đến yếu tố kinh doanh. Làm việc tại các phòng kế toán, tài chính của các công ty lớn là lựa chọn của nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh. Ngoài ra, họ còn tham gia vào những lĩnh vực có nhu cầu nhân sự cao như marketing, quảng cáo, bán lẻ, sales, nhân sự, và tư vấn kinh doanh.

Nếu chưa chắc chắn về con đường sự nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tham gia vào một số chương trình đào tạo cho sinh viên mới tốt nghiệp mà nhiều công ty và tập đoàn quốc tế đang tổ chức. Những chương trình đào tạo này thường cho phép sinh viên thực hiện các công việc tập sự tại các phòng ban khác nhau, ở những nơi khác nhau trên thế giới trước khi lựa chọn hướng phát triển nghề nghiệp cụ thể.

Bạn cũng có thể sử dụng tấm bằng kinh doanh của mình để làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, quỹ từ thiện hoặc các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ. Nếu bạn có ý tưởng tốt và kiến thức để phát triển nó, bạn cũng có thể xem xét việc tự đứng ra kinh doanh.

Ngành kinh tế quốc tế.

Sau đây là những công việc khi tốt  nghiệp ngành kinh tế quốc tế:

  • Tư vấn quản trị
  • Giảng dạy/ đào tạo
  • Marketing
  • Thương mại
  • Kế toán kiểm định
  • Nghiên cứu thị trường
  • Quảng cáo
  • Mua bán lẻ
  • Nhân sự
  • Đầu tư ngân hàng
  • Quản trị bán lẻ
  • Quan hệ công chúng
  • Quản trị ngân hàng
  • Sales
  • Quản trị phân phối và logistic
  • Thẩm định rủi ro bảo hiểm
  • Hàng tiêu dùng

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!

Bình luận