Bạn đang muốn học ngành công nghệ thông tin? Bạn lo lắng cho tương lai việc làm của mình? Bạn tò mò về chương trinh học chuẩn đầu ra? Bài viết này sẽ giải đáp hết tất cả các thắc mắc của bạn.
Đầu ra ngành công nghệ thông tin thế nào là đạt chuẩn?
1. Tên ngành đào tạo
+ Tiếng Việt: Công nghệ Thông tin
+ Tiếng Anh: Information Technology
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp có thể:
+ Quản lý, vận hành các phần mềm ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) hiện có.
+ Tư vấn cho các chương trình CNTT của các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp.
+ Đánh giá, phân tích hiện trạng ứng dụng CNTT; hệ thống máy tính và mạng máy tính hiện tại của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và đề xuất các giải pháp cải tiến mới mang lại hiệu quả kinh tế, năng suất khi khai thác sử dụng và nhằm nâng cao hiệu quả các phần mềm ứng dụng CNTT hiện có.
+ Thiết kế, xây dựng các phần mềm ứng dụng CNTT.
+ Cập nhật thường xuyên những kiến thức và công nghệ mới về CNTT.
4. Yêu cầu về kỹ năng
* Kỹ năng cứng:
+ Sửa chữa, lắp ráp, thay thế, bảo trì các thiết bị phần cứng của máy tính; cài đặt và bảo trì phần mềm.
+ Khảo sát, thiết kế, lắp đặt và quản trị, khai thác có hiệu quả mạng máy tính cho các cơ quan, doanh nghiệp, trường học,…
+ Thành thạo kỹ năng lập trình; khai thác và sử dụng thông tin, đặc biệt là tài nguyên máy tính một cách hiệu quả.
Yêu cầu về kỹ năng ngành công nghệ thông tin
* Kỹ năng mềm:
+ Cộng tác, làm việc độc lập, cởi mở, ưa thích tìm hiểu và luôn muốn vượt qua thách thức; giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và đối tác; thích ứng nhanh với môi trường không ngừng thay đổi.
+ Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.
5. Yêu cầu về thái độ
+ Sinh viên có khả năng hiểu và thể hiện phẩm chất nghề nghiệp trong ngành CNTT.
+ Trung thực trong nghề nghiệp và đam mê yêu nghề.
+ Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa.
+ Tuân thủ luật pháp.
6. Vị trí làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
+ Làm việc ở bộ phận CNTT hoặc ứng dụng CNTT của các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, viễn thông, điện lực, ngân hàng, tài chính, thương mại, …).
+ Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài.
+ Làm việc trong các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông.
+ Giảng dạy CNTT tại các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề và các trường Phổ thông (cần thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
+ Có khả năng tự học để hoàn thiện, bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công nghệ thông tin.
+ Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ.
8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế sử dụng tham khảo
+ Công văn số 2196/BGDĐT-GDDH ngày 22/4/2010 về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Chuẩn đầu ra ngành CNTT của một số trường đại học ở Việt Nam.
+ Website của Hiệp hội máy tính Hoa Kỳ http://www.acm.org/
+ Chuẩn kỹ sư tin học của Hiệp hội phần mềm Nhật Bản.
Bình luận