Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Bưu chính viễn thông (PTIT)

Công nghệ thông tin (IT) ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì IT là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi IT ngày nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ. 

 

Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Bưu chính viễn thông (PTIT)

1. CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
 a. Chuyên ngành “Công nghệ phần mềm”:
– Thu thập, phân tích tìm hiểu và tổng hợp các yêu cầu từ đối tượng sử dụng sản phẩm phần mềm để phục vụ công tác thiết kế.
– Thiết kế, triển khai thực hiện và quản lý các dự án phần mềm có qui mô vừa và nhỏ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế.
– Các kỹ năng về đánh giá chi phí, đảm bảo chất lượng của phần mềm.
– Các kỹ năng về kiểm thử, bảo trì và xây dựng tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống hiệu quả và dễ dùng.
– Áp dụng tri thức Khoa học máy tính, quản lý dự án để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng và phát triển phần mềm máy tính.
Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính
– Thiết kế, xây dựng, cài đặt và bảo trì cả phần cứng và phần mềm (tập trung vào các phần mềm cho các thiết bị điện tử số) của các hệ thống điện tử số bao gồm các hệ thống truyền thông, máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính.
– Thiết kế, xây dựng và ứng dụng các hệ thống nhúng.
– Có các kỹ năng khác phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.
b. Chuyên ngành “Hệ thống thông tin”:
– Nắm vững vai trò hệ thống thông tin trong các tổ chức. Hiểu được vai trò các thành phần của hệ thống thông tin bao gồm con người, quy trình, phần cứng, phần mềm, và dữ liệu.
– Vận dụng các khái niệm về hệ thống để đánh giá, giải quyết các vấn đề xuất hiện trong hệ thống thông tin.
– Phân tích và mô hình hóa quá trình và dữ liệu trong các tổ chức, khả năng xác định và cụ thể hóa các giải pháp kỹ thuật, khả năng quản trị dự án, khả năng tích hợp hệ thống.
– Các kỹ thuật thu thập, biến đổi, truyền, và lưu trữ dữ liệu và thông tin.
c. Chuyên ngành “Khoa học máy tính”:
– Nắm vững và vận dụng tốt các nguyên lý, khái niệm, lý thuyết liên quan tới khoa học máy tính và ứng dụng phần mềm.
– Xác định và phân tích yêu cầu đối với các vấn đề cụ thể, lên kế hoạch và tìm giải pháp cho vấn đề.
– Đánh giá và thử nghiệm giải pháp.
– Có khả năng vận dụng các công cụ trong việc đặc tả, phân tích, xây dựng, triển khai, bảo trì các hệ thống dựa trên máy tính.

Các chuyên ngành đào tạo

d. Chuyên ngành “Mạng máy tính và truyền thông”:
– Nghiên cứu, tìm hiểu áp dụng kiến thức trong lĩnh vực mạng và truyền thông máy tính.
– Phân tích, thiết kế, cài đặt, bảo trì cũng như quản lý và khai thác các hệ thống mạng truyền thông máy tính.
– Sử dụng các công cụ phục vụ việc thiết kế, đánh giá hoạt động hệ thống mạng máy tính.
e. Chuyên ngành “An ninh thông tin mạng”:
– Quản trị bảo mật mạng máy tính và Cơ sở dữ liệu;
– Phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn;
– Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống;
– Rà quét lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin;
– Lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM:
– Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
– Có thể trở thành các lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống, quản trị bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong bất kỳ doanh nghiệp nào;
– Có thể làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin;
– Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo;
– Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học ở trong nước và nước ngoài.

Bình luận