Tham khảo ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Giao thông vận tải (UTC)

Với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, Ngành Công Nghệ Thông tin trường Đại Học Giao Thông Vận Tải  đào tạo kỹ sư chuyên ngành CNTT.

Tham khảo ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Giao thông vận tải

1. Thông tin tuyển sinh đại học chính quy ngành CNTT năm 2019

– Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin

– Mã xét tuyển: GHA-07

– Thời gian đào tạo: 4 năm

– Hình thức đào tạo: chính quy, đào tạo theo hệ thống tín chỉ

– Quy mô tuyển sinh: tuyển sinh liên tục hàng năm từ 250 đến 300 sinh viên ĐHCQ

– Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019: Tuyển sinh theo 2 tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Lý, Hóa), D07 (Toán,Hóa, Anh) và A01 (Toán, Lý, Anh) với tổng chỉ tiêu 300 sinh viên.

2. Cơ sở vật chất dành cho đào tạo

+ Các phòng thí nghiệm riêng của Khoa: 02 phòng máy tính với gần 100 máy tính cấu hình mạnh; 01 phòng thí nghiệm phát triển ứng dụng trên thiết bị di động;

+ Phòng thí nghiệm chung: các phòng máy tính, hệ thống mạng cấu hình cao do WB tài trợ.

3. Đội ngũ giảng viên

+  30 giảng viên cơ hữu

+ 10 giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên (01 PGS)

+ 20 giảng viên có trình độ thạc sĩ

4.  Kinh nghiệm đào tạo

+ Đào tạo trình độ đại học từ năm 2001 (18 năm)

+ Đào tạo trình độ thạc sĩ từ năm 2012 (7 năm)

5. Tổ chức đào tạo

Chương trình đào tạo hiện nay của Khoa Công nghệ thông tin được thiết kế theo ngành với thời lượng 4 năm với 8 học kỳ, trong đó 7 học kỳ đầu sinh viên học theo hướng rộng, tuy vậy trong các kỳ này có một số học phần tự chọn, chuyên đề để sinh viên có thể tiếp cận với các định hướng chuyên môn sâu, học kỳ 8 sinh viên sẽ được chọn hướng chuyên sâu để thực tập và làm đồ án tốt nghiệp.

Tổ chức đào tạo

Đồ án tốt nghiệp được chia thành nhiều hướng chuyên môn sâu phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, hiện tại các đồ án đang được chia thành các hướng chuyên môn sâu như: Phát triển phần mềm, Thuật toán và ứng dụng, Kiểm thử phần mềm, Quản trị mạng máy tính, An ninh mạng, Phát triển và quản trị hệ thống thông tin, An toàn thông tin.

6. Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ nhận bằng “Kỹ sư Công nghệ thông tin”, có thể làm:

(1) Kỹ sư lập trình, phân tích thiết kế, kiểm thử, xây dựng, tích hợp hệ thống tại các công ty phần mềm;

(2) Quản trị các hệ thống thông tin hoặc quản trị mạng tại các cơ quan, doanh nghiệp;

(3) Tham gia giảng dạy ở các trường đào tạo về Công nghệ thông tin;

(4) Tiếp tục học cao học tại trường trong nước và quốc tế.

 7. Đối tác hỗ trợ đào tạo, thực tập và tuyển dụng

Khoa Công nghệ thông tin có quan hệ đối tác với nhiều doanh nghiệp Công nghệ thông tin trong đó có các doanh nghiệp lớn như:

+ VIETEL ICT

+ SAMSUNG

+ FPT software

+ Ngoài ra khoa CNTT còn liên kết cung cấp nguồn nhân lực cho nhiều đơn vị và doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Trong những năm qua VIETTEL ICT đã liên tục hỗ khoa CNTT trong việc mở các khóa học mùa hè cũng như tuyển dụng sinh viên thực tập tại phòng làm việc cho sinh viên tại VIETTEL ICT. Những khóa học, thực tập trên đã gắn liền quá trình đào tạo với môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Thông qua việc thực tập nhiều sinh viên của khoa sau khi ra trường đã được tuyển dụng làm kỹ sư chính thức tại VIETTEL.

Khoa Công nghệ thông tin cũng đã phối hợp với SAMSUNG tổ chức nhiều hội thảo giới thiệu công nghệ cũng như định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Năm 2015 ngoài việc tài trợ cho khoa phòng thí nghiệm phát triển ứng dụng trên thiết bị di động với trị giá 40.000 USD, SAMSUNG còn tham gia đào tạo 1 khóa học về Lập trình di động cho sinh viên của Khoa.

Với FPT software khoa đã tiến hành ký các thỏa thuận hợp tác, theo đó FPT software tham gia vào công tác đào tạo của Khoa như mở các khóa học miễn phí chuyên sâu phục vụ cho công việc thực tế, nhận sinh viên thực tập và làm việc tại FPT cũng như FPT software.

Bình luận