Góc giải đáp: Ngành Công nghệ Thông là học gì? Thi khối nào?

Tư vấn ngành công nghệ thông tin học gì? thi khối gì? Trường nào đào tạo tốt? ra trường làm gì? Ngành công nghệ thông tin tương lai ra sao…

Góc giải đáp: Ngành Công nghệ Thông là học gì? Thi khối nào?
Theo các chuyên gia Hướng nghiệp trong nước, thực trạng hiện nay cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa lao động có kinh nghiệm vả sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, vì thế sảy ra tình trạng cạnh tranh không cân sức giữa hai nhóm này. Nếu các bạn lựa chọn học ngành CNTT trong năm 2016, trước tiên hãy xác định là các bạn có yêu thích ngành này hay không. Xem thử bản thân có phù hợp ngành nghề này không (phù hợp nhiều khía cạnh), gia đình, kinh tế có gây ảnh hưởng gì đến hoạt động học tập hay không? Một khi đã xác định thì chúng ta phải quyết tâm đến cùng, dù có chuyện gì sảy ra trong tương lai.

1. Ngành công nghệ thông tin học gì?

Học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Đồng thời tùy chương trình đào tạo của từng Trường đại học, người học sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Mạng máy tính và truyền thông…
Ngành công nghệ thông tin là gì?
Đi sâu vào các chuyên ngành này, các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin….Ra trường đảm bảo khả năng thực hành nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu công việc ở từng lĩnh vực cụ thể.
Bên cạnh đó, tại những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín như trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM, Đại học Kinh tế Tài chính (UEF), Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),… sinh viên còn được chú trọng phát triển kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp về sau: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch,…Đặc biệt, tại UEF, sinh viên còn được tăng cường trang bị ngoại ngữ, các kỹ năng nghề nghiệp, tham gia quá trình Thực tập thực tế tại các doanh nghiệp đối tác của trường
2. Ngành công nghệ thông tin thi khối gì?
Ngành công nghệ thông tin tuyển sinh rất rộng mở cho các thí sinh Nam có lực học ở mức trung bình khá đến khá trở lên. Năm nay, 2016 Ngành công nghệ thông tin tuyển sinh ở cả 3 khối: A, A1 và D1

Ngành công nghệ thông tin thi ngành gì?

3. Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào?

Có rất nhiều trường ĐH, CĐ trên cả nước đào tạo ngành công nghệ thông tin. Ở bài viết này chúng tôi chỉ cập nhật 10 trường ĐH xét tuyển thí sinh cao nhất:
1. Đại Học Hà Nội
2. Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
3. Đại học Công Nghệ TPHCM
4. Đại Học Quang Trung
5. Đại Học Sài Gòn
6. Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
7. Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
8. Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
9. Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
10. Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM

4. Ngành công nghệ thông tin ra làm gì?

Công nghệ thông tin (IT) ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì IT là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi IT ngày nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.Cơ hội việc làm của Công nghệ thông tin cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn:
– Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;
– Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;
– Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính;
– Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
– Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…
– Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin;
– Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;
– Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;
– Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;
– Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí…
– Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.
Bình luận