THÔNG TIN TUYỂN SINH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM YÊN BÁI NĂM 2019
*********
Tên trường: TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM YÊN BÁI
- Mã trường: C13
- Địa chỉ: Tổ 53, phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái
- Điện thoại: 0216.3.854.710; 01257.704.868;
- Website: suphamyenbai.edu.vn
- Đối tượng tuyển sinh
– Công dân Việt Nam đủ điều kiện tham gia tuyển sinh được quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành.
– LHS Lào đang theo học Tiếng Việt tại trường.
- Phạm vi tuyển sinh
– Tuyển sinh có hộ khẩu trong và ngoài tỉnh Yên Bái; LHS Lào đang học Tiếng Việt tại Trường.
- Phương thức tuyển sinh
– Phương thức 1 (PT1): Xét tuyển sử dụng kết quả học tập bậc THPT (áp dụng đối với ngành GDTH, Sư phạm Tiếng Anh).
– Phương thức 2 (PT2): Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia (áp dụng đối với ngành GDTH, Sư phạm Tiếng Anh).
– Phương thức 3 (PT3): Kết hợp giữa thi tuyển và xét kết quả học tập bậc THPT (áp dụng đối với ngành GDMN).
- Chỉ tiêu tuyển sinh:
- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT
5.1. Xét tuyển sử dụng kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ THPT):
* Tiêu chí 1: Tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên.
* Tiêu chí 2: Hạnh kiểm năm lớp 12 xếp loại Khá trở lên.
* Tiêu chí 3: Có đăng ký sử dụng kết quả học tập bậc THPT để xét tuyển vào ngành GDTH hoặc SP Tiếng Anh. Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định.
5.2. Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia:
* Tiêu chí 1: Tốt nghiệp THPT.
* Tiêu chí 2: Mức điểm ĐKXT phù hợp với ngưỡng đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào do Bộ GDDT quy định.
* Tiêu chí 3: Dự thi kỳ thi THPT Quốc gia, có đăng ký sử dụng kết quả kì thi THPTQG để xét tuyển vào ngành GDTH hoặc SP Tiếng Anh. Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định.
5.3. Kết hợp giữa thi tuyển và xét kết quả học tập bậc THPT:
* Tiêu chí 1: Tốt nghiệp THPT.
* Tiêu chí 2: Điểm trung bình cộng các môn văn hoá lớp 12 trong tổ hợp môn xét tuyển tối thiểu là 6,5. Điểm năng khiếu đạt từ 5,0 trở lên.
* Tiêu chí 3: Có đăng ký sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa thi tuyển và kết quả học tập bậc THPT để xét tuyển vào ngành GDMN. Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định.
Lưu ý:
– Không tuyển thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.
– Đối với ngành Giáo dục Mầm non, thí sinh phải dự thi năng khiếu tại Trường. Riêng những thí sinh có giấy chứng nhận, bằng khen đạt giải chính thức (giải cá nhân) trong các cuộc thi nghệ thuật về ca, múa, nhạc, mỹ thuật từ cấp Tỉnh trở lên được miễn thi môn năng khiếu.
- Thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của Trường
6.1. Mã ngành, tổ hợp môn xét tuyển, quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp đối với phương thức 2 và phương thức 3
6.2. Điểm xét tuyển
6.2.1. Điểm xét tuyển đối với PT1 (Xét tuyển sử dụng kết quả học tập bậc THPT – Xét học bạ): Áp dụng đối với ngành GDTH, SP Tiếng Anh
– Điểm xét tuyển là tổng điểm của điểm TBC các môn học lớp 12 (không nhân hệ số) cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT.
ĐXTHB = TBC12 + KV + ĐT
Trong đó:
ĐXTHB: Điểm xét tuyển theo phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập bậc THPT (Điểm xét học bạ).
TBC12: Điểm TBC các môn học lớp 12
KV: Điểm ưu tiên khu vực
ĐT: Điểm ưu tiên đối tượng
Ghi chú: Điểm xét tuyển được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
6.2.2. Điểm xét tuyển đối với PT2 (Xét tuyển sử dụng kết quả kì thi THPT Quốc gia): Áp dụng đối với ngành GDTH, SP Tiếng Anh
– Điểm xét tuyển là tổng điểm của tổ hợp 3 môn dùng để xét tuyển (không
nhân hệ số) cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng theo quy chế tuyển
sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT.
ĐXTQG = ĐTH + KV + ĐT
Trong đó: ĐXTQG: Điểm xét tuyển theo phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kì thi THPT Quốc gia.
ĐTH: Tổng điểm của tổ hợp 3 môn dùng để xét tuyển
KV: Điểm ưu tiên khu vực
ĐT: Điểm ưu tiên đối tượng.
Ghi chú: Điểm xét tuyển được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Môn năng khiếu được tính theo thang điểm 10. Thí sinh thuộc diện miễn thi năng khiếu, điểm môn năng khiếu được tính là 10 điểm.
6.2.3. Điểm xét tuyển đối với PT3 (Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển kết quả học tập bậc THPT): Áp dụng đối với ngành GDMN
– Điểm xét tuyển là tổng điểm 02 môn học lớp 12 trong tổ hợp môn xét tuyển (không nhân hệ số) cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT.
ĐXTKH = ĐM 1 + ĐM 2 + ĐNK + KV + ĐT
Trong đó:
ĐXTKH: Điểm xét tuyển theo phương thức kết hợp giữa thi tuyển và xét kết quả học tập bậc THPT.
ĐM1, ĐM2: Điểm TB của 02 môn học lớp 12 trong tổ hợp môn xét tuyển.
ĐNK: Điểm thi năng khiếu
KV: Điểm ưu tiên khu vực
ĐT: Điểm ưu tiên đối tượng
Ghi chú: Điểm xét tuyển được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Môn
năng khiếu được tính theo thang điểm 10. Thí sinh thuộc diện miễn thi năng
khiếu, điểm môn năng khiếu được tính 10 điểm.
6.3. Tiêu chí phụ trong xét tuyển
– Điểm xét tuyển được xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu đã xác định của mỗi ngành.
– Nếu thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng vào các ngành khác nhau của Trường trong cùng đợt xét tuyển, HĐTS sẽ xét trúng tuyển theo thứ tự nguyện vọng đã đăng kí. – Nếu thí sinh có điểm xếp hạng bằng nhau thì thứ tự xét tuyển như sau:
+ Ưu tiên xét tuyển thí sinh có điểm thi năng khiếu cao hơn (Đối với thí sinh tham gia xét tuyển ngành GDMN).
+ Ưu tiên xét tuyển thí sinh có điểm trung bình chung xếp loại học lực năm lớp 12 cao hơn.
+ Ưu tiên xét tuyển thí sinh có giấy chứng nhận, bằng khen các cuộc thi học sinh giỏi các môn văn hoá từ cấp Tỉnh trở lên.
+ Ưu tiên xét tuyển thí sinh có giấy chứng nhận, bằng khen đạt giải chính thức (giải cá nhân) trong các cuộc thi nghệ thuật về ca, múa, nhạc, mỹ thuật từ cấp Tỉnh trở lên.
+ Ưu tiên xét tuyển thí sinh thuộc diện chính sách xã hội.
- Tổ chức tuyển sinh
7.1. Tổ chức thi môn năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non
- a) Hồ sơ đăng ký dự thi năng khiếu
– Phiếu đăng kí dự thi năng khiếu
– 02 ảnh 4x6cm chụp trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
– 02 phong bì dán sẵn tem, ghi rõ SĐT, địa chỉ liên lạc của thí sinh.
Hồ sơ nộp trực tiếp tại Trường CĐSP Yên Bái hoặc chuyển phát nhanh theo địa chỉ Phòng Đào tạo, Trường CĐSP Yên Bái – Tổ 53, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái.
- b) Thời gian thi năng khiếu
– Đợt 1: ngày 03/07/2019. Đúng 8h00 ngày 03/07/2019, thí sinh có mặt tại Trường CĐSP Yên Bái để làm thủ tục dự thi.
– Căn cứ tình hình thực tế, Trường có thể tổ chức thi năng khiếu các đợt bổ sung. Thời gian thi năng khiếu bổ sung của mỗi đợt được được tổ chức vào ngày 20 hàng tháng. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi trước thời điểm trên.
- c) Nội dung thi năng khiếu
– Đọc diễn cảm: Thí sinh đọc diễn cảm một câu chuyện đã được in sẵn.
– Hát: Thí sinh tự chọn và biểu diễn một bài hát thuộc các chủ đề: thiếu nhi; tình yêu; con người; thầy cô và mái trường; quê hương đất nước.
- d) Chuẩn bị của thí sinh thi năng khiếu
– Thí sinh chỉ được mang đạo cụ, phục vụ cho việc thể hiện nội dung thi.
– Trang phục: Nghiêm túc, phù hợp với nội dung thi.
– Khi tham gia dự thi năng khiếu, thí sinh phải mang theo chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh.
7.2. Tổ chức đăng kí xét tuyển vào các ngành
- a) Hồ sơ đăng ký xét tuyển
+ Phiếu đăng kí xét tuyển theo mẫu của trường CĐSP Yên Bái.
+ Bản sao công chứng học bạ THPT.
+ Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2018 về trước) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2019).
+ Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
+ 01 phong bì dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người nhận.
+ Lệ phí dự tuyển.
- b) Hình thức nộp hồ sơ
Nộp trực tiếp tại Trường hoặc chuyển phát nhanh theo địa chỉ Phòng Đào tạo, Trường CĐSP Yên Bái – Tổ 53, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái.
- c) Thời gian nộp hồ sơ
* Phương thức 1: Xét tuyển sử dụng kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ)
Nộp hồ sơ theo từng đợt, trước ngày 25 hàng tháng. Đợt 1: trước 25/07, đợt 2: trước 25/08, đợt 3: trước 25/09, đợt 4: trước 25/10, đợt 5: trước 25/11, đợt 6: trước 25/12.
* Phương thức 2: Xét tuyển sử dụng kết quả kì thi THPT Quốc gia
Thực hiện theo lịch xét tuyển và hướng dẫn của Bộ GDĐT.
- Chính sách ưu tiên
– Chính sách ưu tiên đối tượng: Trường thực hiện theo khoản 1, điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 và Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/03/2018 của Bộ GDĐT.
– Các đối tượng được xét tuyển thẳng: Trường thực hiện theo các quy định tại điểm a, b, c, đ, e, h khoản 2, điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 và Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/03/2018 của Bộ GDĐT.
– Các đối tượng ưu tiên xét tuyển: Trường thực hiện theo các quy định tại điểm a, c khoản 3 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 và Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/03/2018 của Bộ GDĐT.
– Chính sách ưu tiên theo khu vực; khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực: Trường thực hiện theo khoản 4, khoản 5 điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017; Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/03/2018 và Thông tư số 02/2019/TT-BGDĐT ngày 28/02/2019 của Bộ GDĐT.
- Lệ phí xét tuyển, thi tuyển:Thực hiện theo Hướng dẫn của Bộ GDĐT.
- Chính sách hỗ trợ sinh viên:
10.1. Học phí
– Sinh viên không phải đóng học phí.
10.2. Chính sách nội trú
– Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo: được hỗ trợ 1.390.000 đ/tháng.
– Sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn: được hỗ trợ 834.000 đ/tháng.
– Học sinh tốt nghiệp trường PTDT Nội trú: được hỗ trợ 1.112.000 đ/tháng.
– Hỗ trợ 1.000.000/khóa học để mua đồ dùng cá nhân.
– Hỗ trợ 300.000đ/năm tiền đi lại đối với sinh viên vùng đặc biệt khó khăn; 200.000đ/năm đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo và Học sinh tốt nghiệp trường PTDT Nội trú.
10.3. Trợ cấp xã hội
– Sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn: được trợ cấp 140.000đ/tháng.
– SV thuộc hộ nghèo, mồ côi: được hỗ trợ 100.000đ/tháng.
– SV vùng đặc biệt khó khăn: được miễn tiền nhà ở kí túc xá.