Dưới đây là những câu hỏi thường gặp của những bạn thí sinh có mong muốn, nguyện vọng vào ngành công nghệ thông tin của Học viện Kỹ thuật mật mã
Các câu hỏi thường có về Ngành Công nghệ thông tin của Học viện mật mã
1. Công việc chính của Kỹ sư Kỹ thuật phầm mềm nhúng và di động (KTPMN&DĐ)?
Đảm nhận các công việc của kỹ sư phát triển phần mềm thông thường:
- Lập trình, xây dựng các phần mềm ứng dụng như: phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, phần mềm nghe nhạc, xem phim, v.v. Lập trình, xây dựng các website.
- Xây dựng giải pháp, phân tích, thiết kế phần mềm, triển khai, kiểm thử phần mềm.
- Các công cụ, quy trình phát triển phần mềm; tổ chức triển khai và quản trị dự án phần mềm.
Đảm nhận các công việc của kỹ sư phát triển phần mềm nhúng chuyên sâu:
- Phát triển ứng dụng, game trên các thiết bị di động như: điện thoại di động, Ipad, Iphone, TV Box; lập trình trên các thẻ thông minh như thẻ SIM, ATM, v.v.
- Phát triển phần mềm nhúng (firmware) trong các hệ thống nhúng: phần mềm nhúng dân dụng như hệ thống quảng cáo, cân điện tử, đèn giao thông, thiết bị y tế, v.v.; phần mềm nhúng trong các thiết bị truyền thông; phần mềm trong các hệ thống điều khiển trong công nghiệp; sinh viên có thể phát triển phần mềm nhúng trong các hệ thống giám sát và điều khiển như hệ thống báo cháy, ngôi nhà thông minh, hệ thống tự động hóa trong nông nghiệp.
2. Cơ hôi nghề nghiệp của Kỹ sư KTMPN&DĐ tại Việt Nam?
- Kỹ sư phát triển phần mềm là một trong 20 nghề nghiệp có sức hút và thu nhập cao nhất trong 10 năm gần đây và trong tương lai. Theo điều tra của tổ chức dữ liệu toàn cầu IDC, 99% phần mềm nằm trong các thiết bị nhúng, chỉ 1% phần mềm thông thường (PC). Hệ thống nhúng, thiết bị thông minh có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội. Nhu cầu và thị trường phần mềm nhúng ngày càng mở rộng.
- Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm nhúng và di động ở Việt Nam năm qua (2014) (tổng hợp từ 200 công ty vừa và lớn): 1591 kỹ sư phần mềm nhúng và di động.
- Sự ra đời của hai nhà máy sản xuất điện thoại di động Nokia và Sam Sung tại Việt Nam với nhu cầu nhân sự khoảng gần 200.000 người từ nay đến năm 2020, trong đó cần nhiều kỹ sư phát triển phần mềm nhúng và di động.
- Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm nhúng và di động = Kỹ sư phát triển phần mềm thông thường + Kỹ sư phát triển phần mềm nhúng và di động nên cơ hội và vị trí nghề nghiệp càng được khẳng định.
Công việc của các kỹ sư sau khi học ngành công nghệ thông tin của học viện kỹ thuật mật mã
3. Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm nhúng và di động có thể làm việc ở những cơ quan, lĩnh vực nào?
(1) Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm nhúng tác nghiệp trên hầu hết các lĩnh vực nói chung của công nghệ thông tin (Kỹ sư IT); (2) làm việc với vai trò của một kỹ sư phát triển phần mềm thông thường trong các cơ quan Đảng – Chính phủ, các cơ quan An ninh quốc phòng, các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế: tài chính, ngân hàng, viễn thông, thương mại điện tử, v.v. và trong các công ty chuyên phát triển phần mềm trong nước, quốc tế; (3) làm việc với vai trò của kỹ sư Kỹ thuật phần mềm nhúng và di động chuyên sâu để phát triển phần mềm trong các thiết bị thông minh, các hệ thống điều khiển, giám sát, các hệ thống tự động hóa công nghiệp, nông nghiệp, Y tế, Giáo dục, v.v.
Các vị trí công tác điển hình:
- Giám đốc công ty phát triển phần mềm; phát triển phần mềm nhúng; phát triển phần mềm trong các thiết bị thông minh
- Chuyên gia phát triển phần mềm
- Chuyên gia phát triển phần mềm nhúng & di động
- Chuyên gia giải pháp, tư vấn, phân tích, thiết kế các hệ thống phần mềm thông thường.
- Chuyên gia giải pháp, tư vấn, phân tích, thiết kế các hệ thống phần mềm thông thường phần mềm nhúng & di động
- Nhân viên CNTT (IT) nói chung như: triển khai, quản trị hệ thống thông tin.
- Quản trị dự án CNTT, dự án phần mềm, dự án phần mềm nhúng & di động
- Trưởng nhóm kỹ thuật phát triển phần mềm, phát triển phần mềm nhúng và di động
- Lập trình viên phát triển phần mềm
- Lập trình viên phát triển phần mềm trên điện thoại di động và các thiết bị, môi trường thông minh
- Lập trình viên phát triển phần mềm nhúng trong các hệ thống điều khiển, các thiết bị tự động, v.v.
- Nhân viên triển khai, chuyển giao, kiểm thử phần mềm, phần mềm nhúng & di động.
4. Mức thu nhập trung bình hiện nay của kỹ sư KTPMN&DĐ?
Do sự khan hiếm nguồn nhân lực về kỹ sư phần mềm nhúng & di động, cung không đủ cầu, kỹ sư KTPMN&DĐ mới ra trường có mức lương trung bình một tháng khoảng 500$ (trong nước).
Mức thu nhập trong ngành Công nghệ thông tin
Theo (http://www.indeed.com/salary/Computer-Engineer.html), kỹ sư KTPMN&DĐ có lương cao nhất trong ngành CNTT, trung bình khoảng 900$ trên toàn thế giới, còn trung bình ở Nhật bản khoảng 2500$.
5. Các cơ sở đào tạo KTPMN&DĐ uy tín tại Việt Nam?
- HVKTMM là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành KTPMN&DĐ, năm 2016 tuyển sinh khóa 1. Hiện mới có 05 cơ sở đào tạo đại học đào tạo sát với chuyên ngành mà Học viện KTMM hướng tới, đó là các chuyên ngành “Hệ thống nhúng” hoặc “Kỹ thuật máy tính và hệ thống nhúng”, với tổng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm dưới 600 (Đại học Bách khoa Đà nẵng; Đại học Kỹ thuật công nghệ Tp Hồ Chí Minh; Đại học CNTT – Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh; Đại học CNTT&TT – Đại học Thái nguyên; Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu) và cũng mới tuyển sinh từ 2015.
- Có các trung tâm đào tạo nghề theo các lĩnh vực cụa thể như: về lập trình trên điện thoại di động; lập trình trong các hệ thống tự động hóa, thiết bị thông minh, v.v. Tuy nhiên, chưa đầy đủ, mỗi trung tâm thường theo một hướng chuyên biệt, hướng thực hành nên không cung cấp sâu các kiến thức nền tảng; và các trung tâm này không thể cấp bằng ĐH.
- Mục tiêu và chương trình đào tạo chuyên ngành này ở HVKTMM là: đào tạo 2 trong 1 (Kỹ sư phần mềm + Kỹ sư phần mềm nhúng và di động), hướng công việc (tham khảo, tổng hợp các nội dung từ các trường đại học + đào tạo thực hành tại các trung tâm), hướng tới thị trường nhúng và di động đang khan hiếm nhân lực trong nước và cả các nước công nghiệp như Nhật, Hàn, v.v.