Chuyên ngành kinh tế tại trường đại học Thương mại

Đại học thương mại đào tạo chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực có bề dày lịch sử và là một trong số các trường đại học đầu ngành. Trường nằm trong top 5 trường đại học tốt nhất Việt Nam lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh. Trường có cơ sơ vật chất hiện đại và chất lượng giảng dạy uy tín với phần lớn cán bộ, giảng viên đã và đang học tập tại những cường quốc về kinh tế như Nhật Bản, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức…

Chuyên ngành kinh tế tại trường đại học thương mại

1. GIới thiệu chung 

– Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Thương mại được thành lập từ năm 1998, khoa bao gồm 2 bộ môn: Bộ môn Kinh tế quốc tế và Bộ môn Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế. Đội ngũ giảng viên của Khoa có 1 PGS, 3 Tiến sỹ và nhiều Thạc sỹ được đào tạo ở trong và ngoài nước. Các bộ môn đảm nhận giảng dạy những môn học chính yếu thuộc ngành Kinh doanh quốc tế, ngành Kinh tế quốc tế và các chuyên ngành khác của Nhà trường. Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tham gia đào tạo ở cả trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, các dự án liên kết với nước ngoài…
– Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại là một địa chỉ đào tạo uy tín về các ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. Điểm khác biệt mang tính đột phá của Khoa là hệ thống giảng viên có trình độ cao, có kinh nghiệm làm việc và tư vấn thực tế cho các doanh nghiệp lớn, các cơ quan đơn vị trong cả nước. Ngoài ra, các giảng viên thỉnh giảng, các giảng viên là doanh nhân, chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước cũng góp phần giúp học viên không chỉ trang bị các kiến thức lý thuyết mà quan trọng nhất là các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn từ các doanh nhân thành đạt. Khoa luôn đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thành tốt và vượt mức kế hoạch được Nhà trường giao cho, đặc biệt là ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Từ khi thành lập đến nay khoa đã có 5 giáo viên được Nhà nước phong học hàm phó giáo sư, nhiều cán bộ giáo viên và tập thể được Bộ trưởng tặng bằng khen và Hiệu trưởng Nhà trường tặng giấy khen.

2. Chuyên ngành 

– Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Thương mại hiện đào tạo 2 ngành với 2 chuyên ngành: Ngành Kinh tế quốc tế (chuyên ngành Kinh tế quốc tế) và ngành Kinh doanh quốc tế (chuyên ngành Thương mại quốc tế).
– Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế quốc tế – ngành Kinh tế quốc tế thuộc nhóm ngành kinh tế, nhằm đào tạo cử nhân Kinh tế quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, cung cấp cho học viên một nền tảng kiến thức cơ bản và có hệ thống về hệ thống kinh tế quốc tế, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế (tài chính quốc tế). Cử nhân Kinh tế quốc tế được trang bị kiến thức và lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế, cơ sở phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa; những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam; đồng thời sinh viên được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong lĩnh vực thương mại, logistic và đầu tư, tài chính.

Đại hoc thương mại 

3. Công việc sau khi tốt nghiệp:

– Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng thực hành các kiến thức, tham gia hoạch định chiến lược, quy hoạch, quản lý các hoạt động kinh tế quốc tế. Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh và đầu tư quốc tế, nhân sự ngành kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế có thể đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau ở các công ty và tập đoàn kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước trong các ngành như ngoại giao, hậu cần, vận tải quốc tế, hàng không, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường/marketing quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng, tư vấn đầu tư quốc tế/xúc tiến thương mại, thanh toán quốc tế ở các ngân hàng, hải quan…\

-Người học ngành này cũng luôn có cơ hội thăng tiến trở thành nhà quản trị cấp cao; các nhà hoạch định chiến lược, chính sách; nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp lớn, các công ty đa quốc gia. Ngoài ra sinh viên ngành Kinh tế quốc tế ra trường còn có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi lợi nhuận hoặc giảng dạy và nghiên cứu tại các học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành kinh tế quốc tế.

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.

Bình luận