Để mở phòng khám nha khoa cần những giấy tờ gì? điều kiện mở phòng khám răng hàm mặt là gì? chi phí mở phòng khám là bao nhiêu?… tất cả những câu hỏi sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.
Điều kiện mở phòng khám răng hàm mặt
1. Giấy tờ, chứng chỉ cần thiết khi mở phòng khám răng hàm mặt ở Việt Nam
– Đối với người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt
– Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám nha khoa (răng hàm măt) phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó.
– Người làm công việc chuyên môn phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại mục VIII của Thông tư(Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011).
– Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó;
– Phải có đủ dụng cụ chuyên môn phù hợp phạm vi hành nghề, có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa
Nhân sự trong phòng khám cần phải có chứng chỉ răng hàm mặt đúng chuyên môn
2. Điều kiện để mở phòng khám răng hàm mặt (nha khoa)
Phòng khám răng hàm mặt là phòng khám chuyên khoa, theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh thì:
Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
Để được mở phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh dưới dạng công ty TNHH hoặc công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp tư nhân, sau đó, tùy quy mô hoạt động của phòng khám mà điều kiện cụ thể có thể khác nhau. Với phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, các điều kiện cụ thể cần phải đáp ứng gồm:
Về cơ sở vật chất phải có:
– Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
– Phòng khám phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
– Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh.
– Nếu phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nếu có từ ba ghế răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2.
– Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật.
– Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh
Cơ sở vật chất phòng khám phải đảm bảo yêu cầu
Về thiết bị y tế:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
b) Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Về nhân sự:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa răng hàm mặt và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa này.
Các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
3. Chi phí mở phòng khám răng hàm mặt
Đối với bệnh viện tư nhân, các trang thiết bị thường được đầu tư tốt, nhưng chưa chắc đã có hiệu quả tốt. Cũng giống như việc thuê một bs giỏi thì phải trả rất nhiều tiền. Các trang thiết bị y tế hiện đại từ các nước G7 thường ko hề rẻ, và có những bệnh viện rất ít bệnh nhân so với cơ sở hoành tráng của mình. Thậm chí với việc thiết bị khai thác thiếu hiệu suất cũng dẫn tới giảm tuổi thọ và chất lượng của trang thiết bị.
Các pk tư nhân thường đầu tư hạn chế hơn, các thiết bị từ Hàn Quốc, TQ, TBYT cũ, TBYT lắp ráp tại VN được sử dụng thươngf xuyên hơn. Nổi bật nhất với nghành răng hàm mặt, gần như tất cả các pk mới đều sử dụng ghế tăng TQ trên toàn lãnh thổ VN. Rất khó khăn để tìm được ghế nha của các nước G7 tại VN.
Chất lượng của các máy này thường thấp hơn so với sp của các nước G7. Nhưng hệ số an toàn rủi ro đầu tư thấp hơn hẳn với với việc đầu tư máy mới của Nhật, Mỹ. Và đây vẫn là hướng đầu tư chủ yếu trong tương lai.
Việc lựa chọn nhà cung cấp cũng cần được quan tâm đối với nhà đầu tư, vì có nhà cung cấp uy tín, nhà cung cấp không uy tín. Thậm chí khi trang thiết bị gặp sự cố thì nhà cung cấp lại bỏ của chạy lấy người. Hiện tượng này vẫn còn rất phổ biến trong thị trường kd TBYT tại Việt Nam.
Chính vì thế chi phí việc mở phòng khám chăm sóc răng miệng bạn cần phải cân nhắc kỹ càng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và chất lượng phòng khám.
Chi phí mở phòng khám cần phải tính thật kỹ càng
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
- Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt .
- Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt.
- Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02 cm ở mặt.
- Nắn sai khớp hàm.
- Điều trị laser bề mặt.
- Chữa các bệnh viêm quanh răng.
- Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng.
- Làm răng, hàm giả.
- Chỉnh hình răng miệng.
- Chữa răng và điều trị nội nha.
– Thực hiện cấy ghép răng Implant đơn giản với số lượng từ một đến hai răng trong một lần thực hiện thủ thuật (riêng cắm răng cửa của hàm dưới được cắm tối đa 04 răng) nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện kỹ thuật có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về cắm ghép răng do trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc bệnh viện tuyến tỉnh trở lên cấp. Không ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc người bệnh đang có bệnh lý về nội khoa tiến triển liên quan đến chất lượng cắm răng.
– Tiểu phẫu thuật răng miệng.
– Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
Điều kiện mở phòng khám răng hàm mặt – chăm sóc răng miệng
5. Hồ sơ cần chuẩn bị và cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
b) Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề đối với bệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
d) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;
đ) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật Khám chữa bệnh;
Hồ sơ được đóng thành một bộ nộp tại Sở y tế. Trong vòng 90 ngày, Giám đốc Sở Y tế sẽ tổ chức thẩm định và quyết định cấp giấy phép hoạt động phòng khám, nếu không cấp phải nêu rõ lý do.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các ngành khác tại: