Nếu bạn lướt qua các bảng tin, báo cáo trên các tạp chí, mạng xã hội, bạn sẽ thấy rằng thương mại quốc tế đang là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Tại sao vậy?
Học thương mại quốc tế có dễ xin việc hay không
1. Liệu có doanh nghiệp nào không cần nhân viên có kiến thức về thương mại quốc tế?
- Những năm 1990s, hầu hết các doanh nghiệp không thực sự chú trọng hoạt động thương mại quốc tế.
- Có nhiều nguyên nhân lý giải động thái này, trong đó tựu trung lại: (i) Thị trường trong nước còn rất rộng lớn; (ii) Cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài chưa có; (iii) Lãnh đạo công ty chưa thực sự coi trọng tầm quan trọng của thương mại quốc tế.
- Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam gia nhập APEC (1998), ký kết hiệp định hợp tác toàn diện với Mỹ (2001), gia nhập WTO (2007) thì câu chuyện đã hoàn toàn khác.
- Thương mại quốc tế được coi là một hướng đi bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề (từ nông nghiệp, chế biến, sản xuất tới dịch vụ).
- Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân chủ chốt: (i) Thị trường trong nước ngày càng chật hẹp, trong khi đó thị trường quốc tế thực sự vô cùng tiềm năng với 7 tỷ khách hàng; (ii) Khác với các đơn hàng trong nước, đơn hàng quốc tế thường đều là những đơn hàng rất lớn; (iii) Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác; do vậy doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội phát triển trên thị trường quốc tế.
2. Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt
- Theo Tổng cục thống kê, tính riêng các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, năm 2000 Việt Nam mới chỉ có 854 doanh nghiệp. Chỉ 17 năm sau (2017), chúng ta đã có 26.746 doanh nghiêp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Ngay trong năm 2018, chúng ta đã có thêm 3.046 doanh nghiệp FDI mới.
- Tại Thái Nguyên, hiện đang có 131 doanh nghiệp nước ngoài từ 9 quốc gia đang hoạt động, trong đó đặc biệt là tập đoàn Samsung (Hàn Quốc).
- Kể từ khi đầu tư vào Thái Nguyên năm 2013, Samsung đã kéo theo số lượng khổng lồ các đối tác nước ngoài, các công ty vendor, các công ty phụ trợ, các ngân hàng quốc tế, làm thay đổi bộ mặt của thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.
Ngành thương mại quốc tế
3. Không chỉ doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các ngân hàng, các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng cần nhân viên có kiến thức về các vấn đề quốc tế
- Không chỉ các doanh nghiệp, các đơn vị quốc doanh, các ngân hàng hiện nay cũng có nhu cầu rất lớn nhân lực có kiến thức về các vấn đề quốc tế.
- Điều này xuất phát từ thực tế khách quan là số lượng các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài, người nước ngoài đến Việt Nam du lịch và làm việc đang ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt.
4. Nguồn nhân lực về thương mại Quốc tế hiện nay đang còn rất thiếu và yếu
- Hiện nay, hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng và dạy nghề đều tham gia đào tạo các ngành quản trị, kế toán và kinh tế. Bất cứ trường nào cũng đều có Khoa Kinh tế với các chuyên ngành trên.
- Chính vì thế nguồn nhân lực trong các ngành này quá nhiều và thừa, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong tuyển dụng, kết quả là tỷ lệ thất nghiệp khi ra trường rất cao.
- Ngược lại, hiện tại chỉ có Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kinh tế TP. HCM là có chuyên ngành thương mại quốc tế.
- Theo phân tích của các chuyên gia, các tạp chí chuyên ngành và các trang báo lớn như Vietnamnet, Báo Mới,…thì TMQT được nhận định là một trong 10 ngành có nhu cầu nhân lực cao trong thời gian tới, đặc biệt là tại các thành phố lớn và đang phát triển.
Qua những phân tích trên cho thấy rằng, cơ hội xin việc và tiềm năng phát triển của sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại quốc tế rất là rất cao
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!.
Bình luận