Khi thấy cơ thể mệt mỏi hoặc đau nhức ở bộ phận nào đó, người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn lại ra trạm y tế hoặc mời bác sĩ đến nhà để tiêm, truyền cho dù chưa biết chính xác mình mắc bệnh gì. Tâm lý sính tiêm, truyền không chỉ xảy ra ở người lớn, người cao tuổi mà nhiều khi trẻ nhỏ cũng bị vạ lây. Do vậy học chứng chỉ tiêm truyền rất cần thiết.
1. Làm bác sĩ cho chính mình
Dù đã ra viện được hơn 1 tháng nhưng cô Lê Thị Diệp (Tứ Kỳ, Hải Dương) chưa hết sợ cách tự chữa bệnh của mình. Cô Diệp cho biết: Tự nhiên cảm thấy nửa người bên trái không bình thường. Lúc đầu nghĩ do bị tiền đình, máu không lên não nên vậy, nhưng càng ngày tay trái càng run mạnh và lan xuống cả chân.
Nghĩ mình bị suy nhược cơ thể do làm việc vất vả, cô Diệp gọi bác sĩ gần nhà đến truyền thuốc bổ. Hết 2 chai nước hoa quả, 1 chai đạm mà tình trạng bệnh không tiến triển nên cô Diệp lại đi châm cứu. Sau 10 ngày tay vẫn run, các con đưa cô lên Hà Nội để cấy chỉ ở phòng khám tư của bác sĩ.
Tiêm truyền tạ nhà một dịch vụ rất được ưa chuộng
Lần thứ nhất thấy tay đỡ run nghĩ mình gặp thầy gặp thuốc nhưng đến lần thứ 2 vừa về đến nhà lăn ra ngất xỉu khiến mọi người hoảng sợ đưa lên viện cấp cứu. Kết quả kiểm tra cho thấy, não không có khối u. Bác sĩ kết luận tay, chân run do parkinson. “Biết nguyên nhân gây bệnh và cách dùng thuốc tâm lý thoải mái hơn nhiều. Cứ nghĩ đến cảnh quỵ xuống nền nhà, không đứng dậy nổi mà… sởn da gà”, cô Diệp chia sẻ.
Tương tự, anh Lê Văn Dực (Thanh Miện, Hải Dương) cũng rất thích tiêm. Không chỉ tiêm kháng sinh vào ven, có lần anh bị đau đầu gối còn đề nghị bác sĩ tiêm trực tiếp vào chỗ đau. Lần thứ 1 thấy đỡ nhưng đến mũi thứ 3 thì chân sưng phù, không đi lại được. Kết quả gia đình phải đưa đi bệnh viện điều trị. Anh Dực kể: Vừa nghe người nhà trình bày, bác sĩ đã đe cho một trận vì tội tranh công việc của người khác.
2. Tiêm, truyền: Không phải thích là được
Tiêm, truyền là một thủ thuật đơn giản trong ngành Y. Tuy nhiên, không phải ai bị bệnh cũng phải tiêm, truyền mà còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và tình trạng cơ thể, bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị cụ thể như uống/tiêm thuốc gì, truyền loại dịch nào, tốc độ truyền nhanh hay chậm, truyền bao nhiêu ngày…
Tuy nhiên, nhiều người do ngại đi khám, ngại làm các xét nghiệm nên cứ thấy mệt mỏi hoặc bệnh là yêu cầu được tiêm, truyền. Lạm dụng tiêm, truyền đương nhiên sẽ có hậu quả không tốt. Gần đây nhất, một nữ sinh ở TPHCM đã tử vong khi được truyền tại phòng khám tư. Dù chưa xác minh được nguyên nhân gây tử vong nhưng rõ ràng đây là lời cảnh tỉnh cho những ai có tâm lý thích tiêm, truyền để nhanh khỏi bệnh.
Tiêm, truyền: Không phải thích là được
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Thái (Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba), mỗi loại dịch truyền hay thuốc đều có chỉ định nhất định. Ví như dung dịch đường truyền cho người đang hạ đường huyết, hoặc phối hợp với chất đạm, béo để truyền cho người không thể ăn, uống được, phải nuôi ăn lâu dài.
Dung dịch chất đạm, chất béo được truyền để cung cấp dinh dưỡng cho người suy kiệt, không ăn uống được. Dung dịch điện giải chủ yếu dùng trong trường hợp mất nước, mất máu, chống sốc trong trường hợp tụt huyết áp. Nhóm dung dịch đặc biệt có chỉ định truyền khắt khe hơn. Thuốc cũng vậy, tùy tình trạng bệnh và đặc điểm cơ thể mỗi người mà có hàm lượng khác nhau.
Bình thường, cơ thể con người luôn duy trì ổn định các chỉ số về máu, chất đường, chất đạm, chỉ khi bị rối loạn thay đổi mới chỉ định truyền dịch, dùng thuốc. Chỉ định tiêm, truyền được bác sĩ quyết định sau khi khám lâm sàng với từng ca bệnh cụ thể. Nói vậy để thấy rằng, việc tiêm, truyền đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ do khi đưa chất lạ vào mạch máu sẽ dễ bị phản ứng lại (sốc phản vệ), nhẹ thì gây ngứa, khó chịu, nặng có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Những người mắc bệnh mãn tính, huyết áp thấp cần thông báo cho bác sĩ biết tình trạng bệnh của mình để thử phản ứng trước khi dùng thuốc hoặc chỉ định liều tiêm, truyền phù hợp. Còn với người khỏe mạnh, nếu lạm dụng truyền nước cũng khiến thận làm việc quá sức, rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
3. Học chứng chỉ tiêm truyền tại Hà Nội
Nộp hồ sơ Chứng chỉ tiêm truyền tại Cao đẳng Dược Hà Nội ở đâu? Quá trình gửi hồ sơ chưa bao giờ dễ dàng đến thế, chỉ với một vài thao tác đơn giản là bạn đã hoàn thành việc đăng ký xét tuyển tại khoa.
Nộp hồ sơ Chứng chỉ tiêm truyền tại Cao đẳng Dược Hà Nội ở đâu?
Website: https://thongtintuyensinh.net
Facebook: https://www.facebook.com/daotaochinhquy