- Định nghĩa tiêm trong da trong kỹ thuật tiêm
Tiêm trong da là tiêm 1 lượng thuốc rất nhỏ 1/10ml vào dưới lớp thượng bì, thuốc được hấp thu rất chậm
- Áp dụng tiêm trong da
- Tìm phản ứng BCG để chuẩn đoán lao
- Thử phản ứng của cơ thể đối với thuốc
- Ví dụ: Penicillin, Streptomycin…
- Tiêm 1 số vaccin phòng bệnh
Ví dụ: Tiêm vaccin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh.
- KHông áp dụng
Làm test lẩy da khi người bệnh:
- Đang có cơn dị ứng cấp tính (viêm mũi, mầy đay, hen phế quản,…)
- Phụ nữ có thai.
- Vùng tiêm
- Thường tiêm ở 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay.
- 1/3 trên mặt ngoài cánh tay ( tiêm phòng bệnh).
- Tư thế
- Người bệnh nằm hoặc ngồi theo tư thế thích hợp (tốt nhất nên nằm).
- Chuẩn bị dụng cụ
- Dụng cụ vô khuẩn
+ Bơm tiêm và kim tiêm phù hợp:
Bơm tiêm 1ml
Cỡ kim: 26 – 27G, dài 0,6 – 1,3cm
+ Kim tiêm lấy thuốc: 19G – 20G
+ Cồn sát khuẩn.
+Bông/ gạc sát khuẩn.
+Panh không mấu và ống trụ cắm panh vô khuẩn
- Các dụng cụ hỗ trợ tiêm dưới da khác.
+ Panh có mấu và khay sạch.
+ Hộp phòng chống sốc.
+ Lọ hoặc ống thuốc
+ Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
+ Bảng ghi các thuốc sau khi sử dụng và máy tính (computer)
+ Phiếu chăm sóc
+ Hộp an toàn
+ Xô đựng rác thải thông thường.
+ Xô đựng rác thải tái chế.
+ Xô đựng rác thải lây nhiễm.
- Cách pha thuốc
- Tiêm trong da
Thường áp dụng trong thử phản ứng với thuốc kháng sinh
Lần | Thứ tự pha nước cất và rút ra | Loại 200mg (200.000 dv) | Loại 500mg (500.000 đv) | Loại 1g (1.000.000 đv) |
1 | Pha nước cất Rút lấy ra | 2ml
0,1ml |
5ml
0,1 ml |
10ml
0,1 ml |
2 | Pha thêm với
Rút lấy ra |
0,9 ml
0,1 ml |
0,9 ml
0,1 ml |
0,9 ml
0,1 ml |
3 | Pha nước cất Rút lấy ra | 0,9 ml
0,1 ml |
0,9 ml
0,1 ml |
0,9 ml
0,1 ml |
4 | Pha thêm với
|
0,9 ml
Được dd 4 |
0,9 ml
Được dd 4 |
0,9 ml
Được dd 4 |
Cuối cùng 1ml dung dịch 4 có 100 đv thuốc kháng sinh đem tiêm thử phản ứng cho người bệnh 1/10 ml = 10đv thuốc kháng sinh.
- Test lẩy da
Lọ Penicillin 500.000 đv pha với 5ml nước cất = 100.000 đv/ml
- Tiến hành tiêm trong da
Nhận định chung | Lý do |
1. Nhận định đúng người bệnh: đối chiếu người bệnh với y lệnh | Đảm bảo người bệnh dùng thuốc an toàn |
2. Tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc của người bệnh | Tránh tiêm các loại thuốc mà người bệnh đã bị dị ứng |
3. Đánh giá vị trí tiêm | Tránh tiêm vào vùng da bị tổn thương |
4. Nhận định toàn trạng người bệnh | Đề phòng các tai biến trong và sau khi tiêm thuốc |
5. Thái độ, kiến thức của người bệnh/gia đình người bệnh đối với việc sử dụng thuốc | Để xác định nhu cầu cần giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình |
Nhận định các yếu tố nguy cơ
- TIêm nhầm vào mô dưới da
- Đau rát, ngứa ở vị trí tiêm
- Dị ứng thuốc
- Tiêm vaccine quá liều gây nguy hiểm cho người bệnh
Chẩn đoán điều dưỡng
- Dị ứng với thuốc
- Nhiễm khuẩn tại vị trí tiêm
- Mất sự toàn vẹn của da
Kế hoạch
Kết quả mong đợi
- Người bệnh có cảm giác đau rát nhẹ và không cảm thấy khó chịu
- Người bệnh không bị dị ứng với thuốc
- Người bệnh phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong và sau khi dùng thuốc
- NGười bệnh hợp tác tốt
Thực hiện tiêm
Thực hiện | Lý do |
1. Tiến hành rửa tay. Thực hiện 6 đúng | Giảm sự lây nhiễm vi khuẩn.
Xác định chính xác thuốc sử dụng Đảm bảo an toàn cho người bệnh |
2. Kiểm tra và sắp xếp lại dụng cụ | Thuận lợi khi tiến hành thủ thuật |
3. Giải thích động viên người bệnh | Để giảm thiểu lo lắng cho người bệnh |
4. Hỗ trợ người bệnh để có tư thế thoải mái. Người bệnh duỗi thẳng khuỷu tay, để khuỷu tay và cẳng tay người bệnh 1 mặt phẳng | Để cố định vị trí tiêm ở tư thế dễ thực hiện nhất |
5. Chọn vị trí tiêm thích hợp: 1/3 giữa mặt trước trong cẳng tay hoặc 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay | Tiêm trong da đạt hiệu quả và tránh tiêm vùng da bị tổn thương |
6. Sát khuẩn vị trí tiêm bằng bông/gạc vô khuẩn. Đặt bông/ gạc vô khuẩn vào chính giữa vị trí tiêm và sát khuẩn rộng ra với đường kính tối thiểu là 5cm | Loại bỏ vi khuẩn ra khỏi vị trí tiêm |
7. Đuổi khí bằng cách để bơm tiêm thẳng đứng, loại bỏ hết khí trong bơm tiêm | Kiểm tra lại liều thuốc chính xác và tránh làm mất thuốc |
8. Căng da, để mũi vát kim lên trên, đâm kim góc độc từ 5 – 15 độ so với mặt da | Đảm bảo là kim đâm vào vùng dưới thượng bì. Nếu đâm kim tiêm không đúng độ sâu và góc độ thì sẽ sai lệch kết quả |
9. Bơm thuốc từ từ hết 1/10 ml và có cảm giác nặng tay. Nếu không, kim đã đâm quá sâu, cần rút ra và làm lại | Bơm thuốc chậm sẽ giảm khó chịu tại vùng tiêm. Tầng da thường chặt và không dễ dàng bơm thuốc vào |
10. Trong khi tiêm thuốc, cần báo trước cho người bệnh rằng sẽ xuất hiện 1 nốt phồng (mụn nước) khoảng 6mm (1/4 inch) nổi lên mặt da | Nốt phồng (mụn nước) là biểu hiện của thuốc vào trong da |
11. Căng da, rút kim nhanh, cô lập ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn | Kéo da hình chữ Z để tạo bịt kín lỗ dò do kim đâm, tránh làm thuốc tràn ra ngoài và chảy máu nơi tiêm. Hạn chế sự tổn thương mô |
12. Ấn nhẹ lên vị trí tiêm bằng bông khô. Khong day vị trí tiêm | Day chỗ tiêm có thể làm tổn thương mô dưới chỗ tiêm, làm thuốc di chuyển xuống mô phía dưới và thay đổi kết quả của phản ứng. |
13. Dặn người bệnh không được chạm vào vùng tiêm. Nếu người bện có biểu hiện khó chịu hoặc ngứa tại vị trí tiêm, báo cáo lại với nhân viên y tế | Nơi vùng tiêm dễ bị kích ứng, giúp việc đọc kết quả chính xác nếu thử phản ứng |
14. Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái nhất | Giúp cho người bệnh thấy thoải mái, dễ chịu |
15. Sử dụng bít khoanh tròn sát chân nốt phồng (nếu thử phản ứng thuốc) | Làm dấu để bác sĩ đọc kết quả thử phản ứng sau 15 phút |
16. Tiến hành rửa tay | Giảm sự lây nhiễm vi khuẩn |
17. Ở cạnh người bệnh trong vài phút và quan sát xem có dấu hiệu của dị ứng thuốc không | Phát hiện kịp thời các dấu hiệu quả phản ứng dị ứng: Khó thở, rét run, suy tuần hoàn |
18. Ghi hồ sơ
– Ghi lại những tác dụng không mong muốn như dấu hiệu đau rát hay ngứa – Ghi phiếu thử phản ứng thuốc (lượng thuốc, cách thử phản ứng, vị trí tiêm, và ngày giờ tiêm thuốc, kết quả) là tiêm thử phản ứng thuốc |
Đánh giá kết quả thử phản ứng thuốc |