Ngành Quan hệ quốc tế khác với ngành Kinh doanh quốc tế như thế nào?

Bước tiến hội nhập mạnh mẽ, cuộc cách mạng công nghệp 4.0 bùng nổ, kéo theo đó một số ngành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh, đặc biệt các ngành, nhóm ngành học mang tính quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình chọn ngành học theo đuổi để đáp ứng nhu cầu trên, khá nhiều bạn cũng chưa thực sự hiểu rõ sự khác nhau giữa các ngành học, điển hình như ngành Kinh doanh quốc tế và ngành Quan hệ quốc tế. 

Ngành Quan hệ quốc tế khác với ngành Kinh doanh quốc tế như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi ” Ngành quan hệ quốc tế khác với ngành Kinh doanh quốc tế như thế nào?” sau đây hãy cùng tôi tìm hiểu và theo dõi nhé :

1, Khái quát về hai ngành 

a, Kinh doanh quốc tế

– Ngành Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực về sự năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh. Sinh viên theo học được cung cấp kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên sâu như đầu tư nước ngoài, vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tài chính quốc tế,…. Nói một cách dễ hiểu, kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Kinh doanh quốc tế
b, Quan hệ kinh tế
-Quan hệ quốc tế được biết đến là ngành học nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các quốc gia thông qua những hệ thống, quy phạm quốc tế, bao gồm cả tổ chức đa chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các công ty đa quốc gia. Ngành này liên quan đến những vấn đề như toàn cầu hoá và những tác động đến xã hội và chủ quyền của quốc gia,…
=> Đặc trưng căn bản của hai ngành này đều đòi hỏi người học có tính hướng ngoại, hoạt bát, giao tiếp tốt và giỏi ngoại ngữ. Tuy vậy do định hướng hoạt động có nét riêng biệt, nên mỗi ngành cũng sẽ đòi hỏi thêm người học những tố chất như Kinh doanh quốc tế sẽ đòi hỏi bạn là người chịu áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh và đam mê lĩnh vực kinh doanh. Còn Quan hệ quốc tế sẽ cần người có khả năng am hiểu về lịch sử, văn hoá nước nhà cũng như thế giới và khả năng tự học hỏi, trang bị kiến thức cho bản thân.2, Cơ hội làm việc của 2 ngành:

a, Cơ hội làm việc của ngành kinh doanh quốc tế

  • Chuyên viên kinh doanh, xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện,…
  • Nhân viên, trợ lý xuất nhập khẩu hay lãnh đạo tại các công ty nước ngoài hoạt động trong kĩnh vực kinh doanh quốc tế.
  • Nhà tư vấn về quản trị kinh doanh quốc tế; Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học có đào tạo về ngành Quản trị kinh doanh và Kinh doanh quốc tế.

Cơ hội việc làm cao

b, Cơ hội làm việc của ngành quan hệ kinh tế

  • Chuyên viên đối ngoại tại các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương.
  • Công tác đối ngoại, điều phối dự án tại các tổ chức quốc tế.
  • Công tác truyền thông đối ngoại với các vị trí biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình,… trong ngành truyền thông.
  • Nghiên cứu và giảng dạy về Quan hệ quốc tế trong các cơ sở giáo dục tại Đại học,…

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.

Bình luận