Hai chuyên ngành kinh doanh quốc tế và ngành kinh tế quốc tế đang là hai ngành tối ưu hóa trong xã hội phát triển ngày nay. Nhưng để lựa chọn được ngành nào phù hợp với bản thân thì lại phải xem và đắn đo. Chính vì vậy mình sẽ giải đáp cho các bạn về sự khác nhau giữa hai ngành để các bạn hiểu hơn nhé.
Sự khác nhau giữa hai ngành kinh tế quốc tế và ngành kinh doanh quốc tế
Sự khác nhau giữa hai ngành kinh tế quốc tế và ngành kinh doanh quốc tế
1. Giống nhau:
– Cả hai ngành đều sẽ học những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Logistic, vận tải bảo hiểm.
– Đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao có thể làm việc trong môi trường quốc tế.
– Cơ hội nghề nghiệp khi ra trường của cả hai ngành này gần như giống nhau.
Kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế.
2. Khác nhau:
a. KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
(Kinh tế quốc tế) thuộc khối ngành Kinh tế, mang tính chất vĩ mô hơn. Sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại sẽ có khả năng nhận biết về môi trường kinh tế của một khu vực, một vùng, một quốc gia hoặc một doanh nghiệp.
Các bạn học Kinh tế đối ngoại sẽ phân tích đánh giá sau đó hoạch định và xây dựng nên các chuỗi cung ứng hàng, chuỗi xuất nhập khẩu một mặt hàng/ngành hàng giữa các vùng, các quốc gia với nhau. Ngoài ra, sinh viên ngành Kinh tế đối ngoài còn được trang bị các kiến thức chuyên môn để phân tích đánh giá quy trình vận hành của chuỗi và đưa ra các biện pháp tăng cường hoặc khắc phục để hoàn thiện chuỗi cung ứng. Các lĩnh vực mà sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế Đối ngoại có thể làm: phân tích thị trường, xuất nhập khẩu, quản trị chuỗi cung ứng (SCM), logistic (vận tải, bảo hiểm),…
Ngoài ra, sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại còn được đào tạo chuyên môn về thương mại quốc tế, quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế; có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đối và đầu tư quốc tế, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
b. KINH DOANH QUỐC TẾ thuộc khối ngành quản lý, đi sâu vào các hoạt động kinh doanh quốc tế và đầu tư quốc tế của một công ty, sinh viên học ngành này có hai hướng để phát triển bản thân:
– Hướng thứ 1: Quản lý các chuỗi cung ứng, làm việc về logistics, xuất nhập khẩu (KTĐN là người xây dựng và KDQT là người quản lý). Sinh viên theo định hướng này sẽ học chuyên sâu hơn về các nghiệp vụ như nghiệp vụ thực hiện vận đơn (đường sắt, đường biển, đường hàng không); nghiệp vụ vận tải; nghiệp vụ bảo hiểm cho hàng hoá….
– Hướng thứ 2: Hoạt động quản lý tại các doanh nghiệp hoặc một lĩnh vực trong doanh nghiệp: quản trị nguồn nhân lực (nhân sự), marketing, nghiệp vụ tài chính trong công ty, doanh nghiệp (tỷ giá hối đoái, thanh toán quốc tế), quản trị bán hàng. Sinh viên được đạo tạo chuyên môn về khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề trong hoạch định và triển khai hoạt động kinh doanh quốc tế.
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số ngành khác tại:
- Cao đẳng công nghệ ô tô
- Cao đẳng ngôn ngữ tiếng Nhật
- Cao đẳng ngành quản trị khách sạn
- Cao đẳng điều dưỡng