Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Y Hà Nội năm 2021

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Y Hà Nội năm 2021

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2021
*******

Tên trường: Trường Đại học Y Hà Nội.

Mã trường: YHB

Địa chỉ

– Trụ sở chính: Trường Đại học Y Hà Nội: Số 01, phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

– Phân hiệu của Trường tại Thanh Hóa: Đường Quang Trung 3, P.Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Địa chỉ trang Web: www.hmu.edu.vn

  1. Đối tượng tuyển sinh:Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
  2. Phạm vi tuyển sinh:Tuyển sinh trong cả nước.
  3. Phương thức tuyển sinh:

Sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và có tổ hợp 3 bài thi/môn thi: Toán, Hóa học, Sinh học để xét tuyển. Riêng ngành Y khoa có thêm phương thức xét tuyển theo hình thức kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế (xem mục 7).

  1. Chỉ tiêu tuyển sinh:
Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Mã ngành Chỉ tiêu
 Y khoa B00

(Toán-Hóa-Sinh)

7720101 360
 Y khoa (kết hợp chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế) 7720101_AP 40
 Y khoa Phân hiệu Thanh Hóa (*) 7720101_YHT 110
 Y học cổ truyền 7720115 50
 Răng Hàm Mặt 7720501 80
 Y học dự phòng 7720110 80
 Y tế công cộng 7720701 50
 Kỹ thuật xét nghiệm y học 7720601 50
 Điều dưỡng 7720301 120
 Điều dưỡng Phân hiệu Thanh Hóa (*) 7720301_YHT 90
 Dinh dưỡng 7720401 70
 Khúc xạ Nhãn khoa 7720699 50
Tổng 1150

(*) Ngành Y khoa Phân hiệu Thanh Hóa và Điều dưỡng Phân hiệu Thanh Hóa: Thí sinh trúng tuyển 2 ngành này sẽ học tại Phân hiệu Thanh Hóa của Trường – Đường Quang Trung III, Phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa.

  1. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT.

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng chất lượng đầu vào đối với ngành sức khỏe, Trường Đại học Y Hà Nội sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường (nếu có).

  1. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của Trường

6.1. Mã Trường: YHB . Website: www.hmu.edu.vn

6.2. Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển

– Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và có điểm tổ hợp bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học để xét tuyển.

– Điều kiện phụ trong xét tuyển: nếu các thí sinh cuối cùng của chỉ tiêu tuyển sinh có điểm thi bằng nhau, Nhà trường ưu tiên theo thứ tự đăng ký nguyện vọng.

– Đối với thí sinh tốt nghiệp các năm trước: Không sử dụng kết quả điểm thi THPT Quốc gia các năm trước để xét tuyển vào Trường.

– Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển: Khi thí sinh đến nhập học, Hội đồng Tuyển sinh của Trường tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp, đặc biệt là giấy tờ để được hưởng chế độ ưu tiên của thí sinh. Các sai sót nếu có, sẽ được xử lý theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành. Trong quá trình xét tuyển và khi sinh viên đang theo học, Nhà trường sẽ tổ chức thanh, kiểm tra hồ sơ và điểm xét tuyển của thí sinh. Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong “Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học; cao đẳng”. Nhà trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin

  1. Tổ chức tuyển sinh:

– Thời gian tuyển sinh: Nhà trường thực hiện theo kế hoạch tuyển sinh năm 2021 của Bộ GD&ĐT.

– Hình thức nhận đăng ký xét tuyển: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo qui định của Bộ GD&ĐT.

Thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Y khoa theo phương thức kết hợp (có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế): Phải nộp bản sao có công chứng, chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế đạt yêu cầu tối thiếu trực tiếp tại Trường Đại học Y Hà Nội (Phòng Quản lý Đào tạo Đại học – Phòng 104 Nhà A1 – Số 01 Phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội) dự kiến trước ngày 15/06/2021.

– Tổ hợp bài thi/môn thi xét tuyển của tất cả các ngành: Toán, Hóa học, Sinh học.

– Phương thức xét tuyển: Nhà trường tuyển sinh theo 02 phương thức xét tuyển độc lập nhau. Thí sinh có thể đăng ký cả hai phương thức khi xét tuyển. Thí sinh đã trúng tuyển sẽ không được tham gia xét tuyển bởi các phương thức tuyển sinh khác.

+ Phương thức xét tuyển 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đối với tất cả các ngành đào tạo).

+ Phương thức xét tuyển 2: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế đối với ngành Y khoa (mã ngành: 7720101_AP) đào tạo tại Hà Nội.

* Điều kiện bắt buộc (điều kiện cần): Thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế hợp lệ, có giá trị sử dụng ít nhất đến ngày nộp hồ sơ (dự kiến trước ngày 15/6/2021) và đạt mức điểm tốt thiểu theo bảng dưới đây:

TT Môn Ngoại ngữ Chứng chỉ đạt yêu cầu tối thiểu Đơn vị cấp chứng chỉ
 

1

 

Tiếng Anh

– IELTS 6,5 điểm Educational Testing Service (ETS)
– TOEFL iBT 79-92 điểm

– TOEFL PBT 550-580 điểm

– British Council (BC)

– International Development Program (IDP)

 

2

 

Tiếng Pháp

 

– DALF C1

Trung tâm nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre Internantional d’Etudes Pedagogiques-CIEP)

* Điểm trúng tuyển: thấp hơn điểm trúng tuyển ngành Y khoa của phương thức xét tuyển 1 không quá 03 (ba điểm) và không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường quy định.

* Trong trường hợp không tuyển đủ 10% chỉ tiêu: Nhà trường sẽ dành chỉ tiêu còn lại cho ngành Y khoa của phương thức xét tuyển

  1. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển;…

Đối tượng tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

8.1. Tuyển thẳng

TT Ngành tuyển Tiêu chí tuyển thẳng
 

 

1

 

 

Y khoa;

Răng Hàm Mặt

– Thí sinh đạt giải Olympic quốc tế (Vàng, Bạc, Đồng) môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học. – Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học. – Thí sinh đạt giải nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh
 

 

2

 

 

Y khoa Phân hiệu Thanh Hóa

– Thí sinh đạt giải Olympic quốc tế (Vàng, Bạc, Đồng) môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học. – Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học. – Thí sinh đạt từ giải nhì trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh.
3 Y học cổ truyền  

 

– Thí sinh đạt giải Olympic quốc tế (Vàng, Bạc, Đồng) môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học.

– Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học.

– Thí sinh đạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh.

4 Y học dự phòng
5 Y tế công cộng
6 Kỹ thuật xét nghiệm y học.
7 Điều dưỡng
8 Điều dưỡng Phân hiệu Thanh Hóa
9 Dinh dưỡng
10 Khúc xạ Nhãn khoa

– Thí sinh tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật: Hội đồng Tuyển sinh của Trường sẽ xem xét từng dự án hoặc đề tài của thí sinh để tuyển thẳng, cụ thể:

+ Thí sinh tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo triệu tập được xem xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành phù hợp với nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

+ Thí sinh trong đội tuyển quốc gia tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế và có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên, phải báo cáo đề tài dự thi bằng tiếng Anh trước Hội đồng Tuyển sinh của Trường và được tất cả các thành viên Hội đồng tuyển sinh Trường dự họp đồng ý thì được xem xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành phù hợp với nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

+ Do tình hình dịch bệnh năm 2020, Bộ GD+&ĐT không thể cử đội tuyển quốc gia tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế, thì những thí sinh đạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia trong diện được triệu tập tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế năm 2020 (có xác nhận của Bộ GD&ĐT), có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên phải báo cáo đề tài dự thi mà thí sinh đạt giải bằng tiếng Anh trước Hội đồng Tuyển sinh của Trường và được tất cả các thành viên Hội đồng tuyển sinh Trường dự họp đồng ý thì được xem xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành phù hợp với nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

+ Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia: Xem xét tuyển thẳng vào các ngành hệ cử nhân phù hợp với nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.

– Chỉ tiêu tuyển thẳng: Không quá 25% chỉ tiêu mỗi chuyên ngành. Nếu số lượng hồ sơ đăng ký vượt chỉ tiêu tuyển thẳng, Nhà trường xét theo tiêu chí ưu tiên:

+ Ưu tiên 1: Thứ tự đạt giải;

+ Ưu tiên 2: Điểm trung bình chung học tập lớp 10, lớp 11, lớp 12.

– Hồ sơ tuyển thẳng: Thí sinh phải nộp các giấy tờ sau về Sở GD&ĐT, Sở GD&ĐT sẽ chuyển cho Trường Đại học Y Hà Nội theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, gồm các giấy tờ sau:

+ Phiếu đăng ký tuyển thẳng (theo mẫu của Bộ GD+&ĐT).

+ 01 bản phô tô có công chứng giấy chứng nhận đạt giải.

+ 01 bản phô tô có công chứng học bạ THPT gồm: Lớp 10, lớp 11, lớp 12.

+ Báo cáo đầy đủ và báo cáo tóm tắt đề tài đạt giải (bản tiếng Việt: đối với những thí+ sinh đạt giải Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia; Bản tiếng Anh và tiếng Việt: đối với những thí sinh tham dự/diện được triệu tập Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế).

– Nộp xác nhận nhập học trúng tuyển diện tuyển thẳng: Thí sinh phải nộp các giấy tờ sau về Trường Đại học Y Hà Nội theo đúng thời gian của Bộ GD&ĐT qui định để xác nhận nhập học:

+ Bản gốc giấy chứng nhận đạt giải và 02 bản phô tô có công chứng.

+ Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đối với thí sinh không được miễn thi tốt nghiệp).

8.2. Xét tuyển thẳng

Đối tượng được xét tuyển thẳng vào Trường Đại học Y Hà Nội được thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng giáo dục Mầm non hiện hành. Trường Đại học Y Hà Nội dành chỉ tiêu xét tuyển thẳng cho các thí sinh đã hoàn thành chương trình Dự bị Đại học năm học 2020 – 2021, như sau:

– Ngành Y khoa: 3 chỉ tiêu

– Ngành YHDP: 3 chỉ tiêu

– Ngành Điều dưỡng: 3 chỉ tiêu.

– Ngành Y tế công cộng: 3 chỉ tiêu.

Nếu số lượng thí sinh vượt quá chỉ tiêu xét tuyển thẳng, Nhà trường xét ưu tiên theo kết quả tổng điểm 03 môn Toán, Hóa học, Sinh học tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

– Điều kiện trúng tuyển:

o Đối với ngành Y khoa:

+ Thí sinh phải có tổng điểm kết quả thi 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (tính cả điểm ưu tiên, không nhân hệ số): từ 23,0 điểm trở lên và trúng tuyển vào Trường Dự bị Đại học Dân tộc.

+ Thí sinh phải có điểm trung bình của mỗi môn học: Toán, Hóa học, Sinh học đạt từ 8,0 điểm trở lên tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc.

+ Đạt hạnh kiểm loại tốt.

o Đối với ngành Y học dự phòng:

+ Thí sinh phải có tổng điểm kết quả thi 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (tính cả điểm ưu tiên, không nhân hệ số): từ 21,0 điểm trở lên và trúng tuyển vào Trường Dự bị Đại học Dân tộc.

+ Thí sinh phải có điểm trung bình của mỗi môn học: Toán, Hóa học, Sinh học đạt từ 6,5 điểm trở lên tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc.

+ Đạt hạnh kiểm loại tốt.

o Đối với ngành Y tế công cộng và Điều dưỡng:

+ Thí sinh phải có tổng điểm kết quả thi 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (tính cả điểm ưu tiên, không nhân hệ số): từ 19,0 điểm trở lên và trúng tuyển vào Trường Dự bị Đại học Dân tộc.

+ Thí sinh phải có điểm trung bình của mỗi môn học: Toán, Hóa học, Sinh học đạt từ 6,5 điểm trở lên tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc.

+ Đạt hạnh kiểm loại tốt.

– Hồ sơ xét tuyển thẳng: Trường Dự bị Đại học Dân tộc gửi các giấy tờ sau (01 bản photo công chứng) cho Trường Đại học Y Hà Nội theo đúng thời hạn nhận hồ sơ tuyển thẳng của Bộ GD&ĐT, gồm:

+ Học bạ THPT.

+ Kết quả học tập 03 môn Toán, Hoá học, Sinh học và rèn luyện 01 năm học tại Trường dự bị đại học Dân tộc.

+ Giấy báo trúng tuyển vào Trường dự bị Đại học Dân tộc.

+ Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

– Nộp xác nhận nhập học trúng tuyển diện xét tuyển thẳng: Thí sinh phải nộp các giấy tờ sau (bản gốc) về Trường Đại học Y Hà Nội theo đúng kế hoạch của Bộ GD&ĐT để xác nhận nhập học:

+ Học bạ THPT.

+ Kết quả học tập môn Toán, Hoá học, Sinh học và rèn luyện tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc.

+ Giấy báo trúng tuyển vào Trường Dự bị Đại học Dân tộc.

+ Giấy chứng nhận kết quả thi THPT năm 2020.

+ Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (nếu thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021).

8.3. Ưu tiên xét tuyển (Áp dụng cho các thí sinh không đạt điều kiện tuyển thẳng hay không dùng điều kiện tuyển thẳng, tốt nghiệp THPT năm 2021).

Thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh được cộng điểm thưởng vào tổng điểm 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học để xét tuyển, cụ thể:

+ Giải Nhất: Cộng 5,0 điểm

+ Giải Nhì: Cộng 4,0 điểm

+ Giải Ba: Cộng 3,0 điểm

+ Giải Khuyến khích: Cộng 2,0 điểm

+ Thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán, Hóa học, Sinh+ học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh: Cộng 1,0 điểm.

Hồ sơ ưu tiên xét tuyển: gồm các giấy tờ sau:

+ Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển (theo mẫu của Bộ GD+&ĐT).

+ Đối với thí sinh đạt giải: 01 bản phô tô có công chứng giấy chứng nhận đạt giải.

+ Đối với thí sinh không đạt giải: Giấy chứng nhận và 01 bản photo có công+ chứng Quyết định và danh sách thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Hồ sơ thí sinh nộp về Sở GD&ĐT, Sở GD&ĐT chuyển cho Trường Đại học Y Hà Nội theo đúng kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

  1. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển:

Theo qui định chung: 25.000 đồng /01 nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

  1. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy:

Học phí dự kiến với sinh viên chính qui theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 và nghị định thay thế nghị định 86/2015/NĐ-CP và theo Quyết định tự chủ của Trường Đại học Y Hà Nội khi Đề án tự chủ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bình luận