Toán rời rạc trong ngành Công nghệ thông tin là gì?

Toán trong Toán Tin vì thế cũng đặc biệt quan tâm đến những nguyên lý cơ bản đằng sau thuật toán, cách thức xử lý thông tin, hoặc sử dụng máy tính, phần mềm như công cụ để giải quyết các bài toán tính toán cụ thể, ví dụ như các môn học giải tích, đại số, độ phức tạp tính toán, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, … Đặc biệt là bộ môn toán học rời rạc

Toán rời rạc trong ngành Công nghệ thông tin là gì?

1. Khái niệm

Toán học rời rạc (tiếng Anh: discrete mathematics) là tên chung của nhiều ngành toán học có đối tượng nghiên cứu là các tập hợp rời rạc, các ngành này được tập hợp lại từ khi xuất hiện khoa học máy tính làm thành cơ sở toán học của khoa học máy tính. Nó còn được gọi là toán học dành cho máy tính. Người ta thường kể đến trong toán học rời rạc lý thuyết tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết độ phức tạp, đại số Boole.

Một quan điểm rộng rãi hơn, gộp tất cả các ngành toán học làm việc với các tập hữu hạn hoặc đếm được vào toán học rời rạc như số học modulo m, lý thuyết nhóm hữu hạn, lý thuyết mật mã,…

2. Tham khảo chương trình học môn toán rời rạc của ngành công nghệ thông tin

Toán rời rạc trong ngành Công nghệ thông tin rất quan trọng

  a. Chương 1: Đại số mệnh đề, tập hợp, ánh xạ

  • Đại số mệnh đề
  • Tập hợp
  • Ánh xạ

b. Chương 2: Phương pháp đếm

  • Phép đếm
  • Giải thích tổ hợp
  • Nguyên lý Dirichlet

c. Chương 3: Quan hệ hai ngôi

  • Quan hệ hai ngôi và ma trận biểu diễn
  • Các tính chất của quan hệ hai ngôi
  • Quan hệ thứ tự
  • Quan hệ tương đương

d. Chương 4: Đại số Boole và hàm Boole

  • Đại số Bool
  • Hàm Boole
  • Phương pháp biểu đồ Kamaugh
  • Rút gọn hàm Boole
  • Phương pháp biểu đồ Kamaugh tìm công thức đa thức tối thiểu

e. Chương 5: Thuật toán – Đánh giá độ phức tạp của thuật toán

  • Khái niệm thuật toán – Khái niệm độ phức tạp
  • Hệ thức đệ qui – Phương trình sai phân
  • Phương pháp sai phân thuần nhất
  • Phương pháp sai phân không thuần nhất
  • Áp dụng
Bình luận