Tuyển sinh Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM năm 2020

Dai-hoc-bach-khoa-hcm

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2020

*******

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

* Ký hiệu trường: QSB

* Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP.Hồ Chí Minh;
* Điện thoại: (028) 38654087; Fax: (028) 38637002
* Website: http://tuyensinh.hcmut.edu.vn

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM năm 2020 như sau:

HƯỚNG DẪN GHI HỒ SƠ

– Mã trường: QSB

– Mã ngành/nhóm ngành: ghi mã ngành tuyển sinh gồm 3 chữ số theo danh sách ngành/nhóm ngành tuyển sinh dưới đây

– Tên ngành/nhóm ngành: chỉ cần ghi 1 tên ngành nếu có nhiều tên ngành trong nhóm ngành

– Tổ hợp môn xét tuyển: chọn 01 tổ hợp môn xét tuyển

Ví dụ: 

   + Mã trường: QSB;

   + Mã ngành/nhóm ngành: 115;

   + Tên ngành/nhóm ngành: Kỹ thuật Xây dựng;

   + Tổ hợp môn xét tuyển: A00

Lưu ý

– Một ngành/nhóm ngành có thể có nhiều tổ hợp môn xét tuyển nhưng có cùng một mức điểm trúng tuyển chung cho các tổ hợp môn. Do đó thí sinh nên chọn tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất trong đợt điều chỉnh nguyện vọng.

– Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng một hoặc kết hợp nhiều phương thức xét tuyển theo các hướng dẫn xét tuyển của trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM (Xem chi tiết tại Phương thức xét tuyển)

– Riêng Ngành Kiến Trúc, thí sinh phải dự thi môn Năng khiếu (Vẽ đầu tượng và Bố cục tạo hình) do trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM tổ chức (không chấp nhận kết quả môn Năng khiếu từ các trường khác)

– Điểm môn Năng khiếu không được dưới 5 điểm và không sử dụng kết quả môn Năng khiếu từ các trường khác. Bài thi môn Năng khiếu ngành Kiến trúc bao gồm phần Vẽ đầu tượng và phần Bố cục tạo hình (Hướng dẫn bài thi môn Năng khiếu ngành Kiến trúc)

I. NGÀNH TUYỂN SINH – CHỈ TIÊU – TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN NĂM 2020:

Mã ngành tuyển sinh Tên ngành/nhóm ngành Tổ hợp
xét tuyển
Chỉ tiêu năm 2020
 (dự kiến)
A. ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 3855
106 Ngành Khoa học Máy tính A00; A01 240
107 Kỹ thuật Máy tính A00; A01 100
108 Kỹ thuật Điện; Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông; Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa A00; A01 670
109 Kỹ thuật Cơ khí; A00 ; A01 300
110 Kỹ thuật Cơ điện tử A00; A01 105
112 Kỹ thuật Dệt; Công nghệ May A00; A01 90
114 Kỹ thuật Hóa học; Công nghệ Thực phẩm; Công nghệ Sinh học A00; B00; D07 370
115 Kỹ thuật Xây dựng; Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông; Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy; Kỹ thuật Xây dựng Công trình biển; Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng; Kỹ thuật Trắc địa – bản đồ; Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng A00; A01 690
117 Kiến Trúc V00; V01 75
120 Kỹ thuật Địa chất; Kỹ thuật Dầu khí A00; A01 130
123 Quản lý công nghiệp A00 ; A01; D01; D07 120
125 Kỹ thuật Môi trường;  Quản lý Tài nguyên và Môi trường A00 ; A01; B00; D07 120
128 Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp; Logistics và Quản lý chuỗi Cung ứng A00; A01 90
129 Kỹ thuật Vật liệu A00; A01; D07 220
137 Vật lý Kỹ thuật A00 ; A01 70
138 Cơ kỹ thuật A00 ; A01 70
140 Kỹ thuật Nhiệt (Nhiệt lạnh) A00; A01 80
141 Bảo dưỡng Công nghiệp A00; A01 165
142 Kỹ thuật Ô tô A00; A01 90
145 Kỹ thuật Tàu thủy; Kỹ thuật Hàng không

(Song ngành từ 2020)

A00 ; A01 60
B. CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO, CT TIÊN TIẾN 1145
206 Khoa học Máy tính (Chương trình Chất lượng cao) A00; A01 100
207 Kỹ thuật Máy tính  (Chương trình Chất lượng cao) A00; A01 55
208 Kỹ sư Điện – Điện tử (Chương trình Tiên tiến) A00; A01 150
209 Kỹ thuật Cơ khí (Chương trình Chất lượng cao) A00; A01 50
210 Kỹ thuật Cơ điện tử (Chương trình Chất lượng cao) A00; A01 50
211 Kỹ Thuật Robot (CT Chất lượng cao)
(Dự kiến)
A00; A01 50
214 Kỹ thuật Hóa học (Chương trình Chất lượng cao) A00; B00; D07 150
215 Kỹ thuật Công trình Xây dựng; Công trình giao thông (Chương trình Chất lượng cao) A00; A0 80
219 Công nghệ Thực phẩm (Chương trình Chất lượng cao) A00; B00; D07 40
220 Kỹ thuật Dầu khí (Chương trình Chất lượng cao) A00 ; A01 50
223 Quản lý Công nghiệp (Chương trình Chất lượng cao) A00; A01; D01; D07 90
225 Kỹ thuật Môi trường;  Quản lý Tài nguyên và Môi trường

(Chương trình Chất lượng cao)

A00; A01; B00; D07 60
228 Logistics và Quản Lý chuỗi cung ứng

(CT Chất lượng cao) (Dự kiến)

A00; A01 40
237 Kỹ Thuật Y sinh (CT Chất lượng cao) (Dự kiến) A00; A01 50
242 Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

(Chương trình Chất lượng cao)

A00; A01 50
245 Kỹ thuật Hàng Không

(CT Chất lượng cao)
(Dự kiến)

A00; A01 40
266 Khoa học Máy tính – CT Chất lượng cao (tiếng Nhật) (Dự kiến) A00; A01 40
C. ĐẠI HỌC CHÍNH QUY (ĐÀO TẠO TẠI PHÂN HIỆU ĐHQG-HCM TẠI BẾN TRE)  A00; A01

 

50

441

Bảo dưỡng Công nghiệp – Chuyên ngành Bảo dưỡng Cơ điện tử; Chuyên ngành Bảo dưỡng Công nghiệp. (Đào tạo tại Phân hiệu ĐHQG-HCM tại Bến Tre. Thí sinh phải thỏa điều kiện quy định của công văn số 4348/BGDĐT-GDĐH, ngày 26/8/2015) A00; A01

 

 

 

50
D. CAO ĐẲNG NGÀNH BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP    

1

Cao đẳng Bảo dưỡng Công nghiệp: Từ năm 2019, Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM chuyển giao chương trình đào tạo ngành Bảo dưỡng Công nghiệp, bậc Cao đẳng, cho các đối tác để các đối tác Tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng Cao đẳng.

Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM sẽ đồng hành cùng với các đối tác trong công tác xây dựng chương trình đào tạo, phối hợp giảng dạy, phối hợp xây dựng cở sở vật chất phục vụ thí nghiệm/thực hành/thực tập, đào tạo bồi dưỡng giảng viên các trường đối tác.

Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng từ chương trình này ở các trường đối tác sẽ được thi liên thông vào bậc Đại học chính quy của trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM.

Các đối tác đào tạo và cấp bằng ngành Bảo dưỡng Công nghiệp, bậc Cao đẳng:
1. Trường Cao đẳng Quốc tế Tp.HCM

2. Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận

Tổ hợp môn thi:

A00 Toán – Lý – Hóa V00 Toán – Lý – Vẽ
A01 Toán – Lý – Anh V01 Toán – Văn – Vẽ
D01 Toán – Văn – Anh B00 Toán – Hóa – Sinh
D07 Toán – Hóa – Anh

II. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH  NĂM 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM (mã trường QSB) áp dụng nhiều phương thức xét tuyển với chỉ tiêu tương ứng, áp dụng cho tất cả các nhóm ngành/ngành.

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng một hoặc kết hợp nhiều phương thức xét tuyển:

1. Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2020(50% ~ 72% tổng chỉ tiêu)

2. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM(15% ~ 25% tổng chỉ tiêu)

3. Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT(0% ~ 3% tổng chỉ tiêu)

4. Xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM(10% ~ 50% tổng chỉ tiêu)

5. Phương thức khác: Thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông nước ngoài(0% ~ 1% tổng chỉ tiêu)

Lưu ý:

– Điều kiện cần của tất cả các phương thức xét tuyển: tốt nghiệp THPT

– Chỉ tiêu tuyển sinh của từng phương thức xét tuyển có thể được điều chỉnh theo tình hình tuyển sinh thực tế.

– Riêng các học sinh học theo chương trình THPT nước ngoài được xét tuyển vào các chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh với điều kiện xét tuyển như sau:

   + Chương trình THPT Hoa Kỳ: Chứng chỉ SAT từ 550 (mỗi phần thi) hoặc tương đương và điểm trung bình trung học phổ thông từ 2.5 (thang điểm 4) hoặc chứng chỉ ACT từ 8 (thang điểm 12) và điểm trung bình trung học phổ thông từ 2.5 hoặc có IB từ 20 trở lên hoặc AS/A từ CA hoặc BTEC Level 3 Extended Diploma từ C-A

   + Chương trình THPT Canada: Tốt nghiệp THPT với tổng điểm thi tốt nghiệp từ 70% trở lên hoặc có IB từ 20 trở lên hoặc AS/A từ C-A hoặc BTEC Level 3 Extended Diploma từ C-A

   + Chương trình THPT Úc: Điểm xếp hạng kỳ thi THPT – ATAR từ 85 hoặc OP từ 6.0 hoặc có IB từ 20 trở lên hoặc AS/A từ C-A hoặc BTEC Level 3 Extended Diploma từ C-A

   + Chương trình THPT các nước khác: SAT từ 550 (mỗi phần thi) hoặc tương đương, hoặc ACT từ 8 (thang điểm 12) hoặc có IB từ 20 trở lên hoặc AS/A từ C-A hoặc BTEC Level 3 Extended Diploma từ C-A hoặc tốt nghiệp THPT với tổng điểm thi tốt nghiệp từ 70% trở lên

– Đối với ngành Kiến Trúc: Các thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2020 và đăng ký xét tuyển vào ngành Kiến trúc của trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM theo tổ hợp môn V00 (Toán, Lý, Năng khiếu) hoặc V01 (Toán, Văn, Năng khiếu). Đồng thời, thí sinh phải đăng ký dự thi môn Năng khiếu tại Cổng tuyển sinh trường Đại học Bách Khoa và lấy điểm để xét tuyển.

Lưu ý: Điểm môn Năng khiếu không được dưới 5 điểm và không sử dụng kết quả môn Năng khiếu từ các trường khác.

– Riêng các ngành đào tạo tại Phân hiệu ĐHQG-HCM tại Bến Tre: thí sinh phải thỏa các điều kiện và có đủ hồ sơ theo quy định của ĐHQG-HCM về việc đào tạo tại Phân hiệu ĐHQG-HCM tại Bến Tre; thí sinh đăng ký hồ sơ xét tuyển tại Phân hiệu ĐHQG-HCM tại Bến tre theo quy định từ tháng 4 – 6/2020. (Hướng dẫn đăng ký)

III. CHI TIẾT CÁC PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN:

1. Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia 2020

– Đối tượng: Tất cả các thí sinh có kết quả thi THPT Quốc gia 2020

– Cách đăng ký: Các thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2020 và đăng ký xét tuyển vào các ngành/nhóm ngành của trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM. Nộp Phiếu đăng ký tại trường THPT đối với học sinh đang học lớp 12 hoặc tại Sở GD&ĐT đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước. (Hướng dẫn đăng ký)

– Điểm xét tuyển: là tổng điểm 3 bài thi/môn thi của tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2020, không nhân hệ số, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). Điểm xét tuyển phải thỏa mức điểm tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHQG-HCM và trường Đại học Bách Khoa.

Năm 2020, trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM nhận các hồ sơ đăng ký xét tuyển có tổng điểm đã tính điểm ưu tiên từ 17 điểm trở lên (dự kiến).

+ Trường hợp ngành/nhóm ngành có nhiều tổ hợp môn xét tuyển: Điểm chuẩn trúng tuyển là giống nhau cho tất cả tổ hợp môn xét tuyển. Do đó khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh cần chọn tổ hợp môn mà mình đạt tổng điểm cao nhất.

+ Trường hợp các ngành được tuyển sinh chung trong cùng một nhóm ngành: Điểm xét tuyển (điểm chuẩn trúng tuyển) là giống nhau cho các ngành trong cùng một nhóm ngành. Sinh viên sẽ được phân ngành từ năm thứ 2 theo nguyện vọng và kết quả học tập.

+ Tiêu chí phụ để xét tuyển: trường hợp có quá nhiều thí sinh cùng mức điểm xét tuyển và số thí sinh vượt quá chỉ tiêu, thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ được trúng tuyển (áp dụng cho tất cả các ngành).

+ Trường hợp các nhóm ngành/ngành có môn tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển: Chỉ sử dụng kết quả điểm bài thi tiếng Anh của kỳ thi THPT Quốc gia, không sử dụng kết quả miễn thi bài thi tiếng Anh.

– Đối với ngành Kiến Trúc: Các thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2020 và đăng ký xét tuyển vào ngành Kiến trúc của trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM theo tổ hợp môn V00 (Toán, Lý, Năng khiếu vẽ) hoặc V01 (Toán, Văn, Năng khiếu vẽ). Đồng thời, thí sinh phải đăng ký dự thi môn Năng khiếu (Vẽ đầu tượng và Bố cục tạo hình) tại trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM và lấy điểm để xét tuyển (điểm môn Năng khiếu không được dưới 5 điểm), không sử dụng kết quả môn Năng khiếu từ các trường khác.

– Thời gian: Theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

2. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM

– Đối tượng: Các học sinh giỏi thuộc các trường THPT chuyên, năng khiếu trên toàn quốc và các trường THPT thuộc nhóm 100 trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong ba năm gần nhất theo quy định của ĐHQG-HCM (xem danh sách) thỏa điều kiện:

   + Tốt nghiệp THPT năm 2020

   + Đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 hoặc là thành viên đội tuyển của trường/tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia

   + Có hạnh kiểm tốt trong năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12

   + Chỉ áp dụng một lần đúng năm học sinh tốt nghiệp THPT.

– Cách đăng ký: Các thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển vào các nhóm ngành/ngành của trường ĐH Bách Khoa và của các trường/khoa thành viên khác thuộc của ĐHQG-HCM với tổng số nguyện vọng tối đa là 3. Các trường hợp đăng ký nhiều hơn 3 nguyện vọng sẽ bị loại khỏi việc xét tuyển. Đăng ký trực tuyến và nộp hồ sơ đăng ký tại trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM. (Hướng dẫn đăng ký)

– Cách xét tuyển: Xét tuyển theo tổng các điểm trung bình các môn (thuộc tổ hợp môn xét tuyển) của các năm lớp 10, 11, 12; theo bài luận của thí sinh và thư giới thiệu của giáo viên. Điểm xét tuyển phải thỏa mức điểm tối thiểu theo quy định của ĐHQG-HCM và trường Đại học Bách Khoa (nếu có).

   + Trường hợp ngành/nhóm ngành có nhiều tổ hợp môn xét tuyển: Điểm xét tuyển (điểm chuẩn trúng tuyển) là giống nhau cho tất cả tổ hợp môn xét tuyển. Do đó khi đăng ký, thí sinh cần chọn tổ hợp môn mà mình đạt tổng điểm cao nhất.

   + Trường hợp các ngành được tuyển sinh chung trong cùng một nhóm ngành: Điểm xét tuyển (điểm chuẩn trúng tuyển) là giống nhau cho các ngành trong cùng một nhóm ngành. Sinh viên sẽ được phân ngành từ năm thứ 2 theo nguyện vọng và kết quả học tập.

   + Tiêu chí phụ để xét tuyển: trường hợp có quá nhiều thí sinh cùng mức điểm xét tuyển và số thí sinh vượt quá chỉ tiêu, thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ được trúng tuyển (áp dụng cho tất cả các ngành).

– Thời gian: Theo kế hoạch tuyển sinh của ĐHQG-HCM (dự kiến từ tháng 5 – 7/2020)

3. Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

– Đối tượng: Các thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và theo thông báo xét tuyển thẳng của trường Đại học Bách Khoa (các học sinh đạt giải Học sinh giỏi quốc gia, giải Khoa học kỹ thuật quốc gia, …).

– Cách đăng ký: Các thí sinh nộp hồ sơ đăng ký tại Sở GD&ĐT. (Hướng dẫn đăng ký)

– Cách xét tuyển: Hội đồng tuyển sinh xem xét các hồ sơ xét tuyển thẳng và quyết định.

– Thời gian: Theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

4. Xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực do ĐHQG HCM tổ chức 

– Đối tượng: Tất cả các thí sinh có kết quả kỳ đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.

– Cách đăng ký: Các thí sinh đăng ký dự thi kỳ đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức và đăng ký xét tuyển vào các ngành/nhóm ngành của trường Đại học Bách Khoa >> đăng ký. (Hướng dẫn đăng ký)

– Điểm xét tuyển: là điểm bài thi đánh giá năng lực. Điểm xét tuyển phải thỏa mức điểm tối thiểu theo quy định của ĐHQG-HCM và trường Đại học Bách Khoa (nếu có).

– Thời gian: Theo kế hoạch tuyển sinh của ĐHQG-HCM (từ tháng 4 – 7/2020)

IV. CÁC LOẠI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

1. Chương trình giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Việt

– Đại học chính quy: tuyển sinh với các phương thức xét tuyển trên

– Đại học chính quy (chương trình Kỹ sư Tài năng) : xét tuyển sau năm 1, không tuyển sinh từ đầu vào

– Đại học chính quy (chương trình Kỹ sư Chất lượng cao PFIEV Việt Pháp): đăng ký xét tuyển như Đại học chính quy (đại trà), sau khi trúng tuyển với kết quả cao được đăng ký xét tuyển vào chương trình PFIEV khi nhập học.

2. Chương trình giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Anh

– Đại học chính quy (Chương trình Tiên tiến; Chất lượng cao): tuyển sinh với các phương thức xét tuyển trên

Học phí (dự kiến)

Học phí được tính theo tín chỉ tùy theo số môn học đăng ký. Học phí trung bình mỗi tháng học của chương trình chính quy đại trà được thực hiện theo Quy định về học phí của Chính phủ (nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015). Học phí trung bình mỗi tháng học của chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao được thực hiện theo Quyết định phê duyệt Đề án của Đại học Quốc gia TPHCM (Quyết định số 1640/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 28/08/2014):

– Chương trình chính quy đại trà (kể cả chương trình Kỹ sư tài năng, chương trình Kỹ sư Chất lượng cao PFIEV (Việt Pháp)): 960.000 đ/tháng (năm học 2018 – 2019), 1.060.000 đ/tháng (năm học 2019 – 2020)

– Chương trình chính quy Tiên tiến, Chất lượng cao (giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh): 6.000.000 đ/tháng (năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020)

Lưu ý: khi trường được phép tự chủ, học phí sẽ được quy định theo đề án tự chủ được phê duyệt.

Trên đây là thông tin tuyển sinh Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM năm 2020, các bạn cùng tham khảo chi tiết các ngành học nhé.

Nguồn: thongtintuyensinh.vn

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số ngành khác tại:

Bình luận