Kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế là 2 ngành học trong những kỳ tuyển sinh vừa qua được nhiều thí sinh quan tâm.Để bạn có thêm thông tin trong việc lựa chọn ngành nghề của mình, mình xin cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về 2 ngành nghề đó như sau:
Ngành kinh tế đối ngoại và ngành kinh tế quốc tế
1. Ngành kinh tế đối ngoại:
– Mấy năm trở lại đây, nhiều thí sinh thi vào ngành kinh tế đối ngoại.
– Đây là một trong những ngành có điểm trúng tuyển cao nhất. Năm 2010, điểm chuẩn của ngành cao nhất lên tới 26 điểm, có trường thấp cũng phải 22,5 điểm.
– Các trường đào tạo ngành học này gồm Đại học Ngoại thương, Đại học Ngoại Thương cơ sở TPHCM, Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TPHCM), Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc Gia Hà Nội…).
– Theo các chuyên gia giáo dục, muốn học chuyên ngành này, trước hết cần chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Khoa Kinh tế đối ngoại là khoa cơ bản và chủ đạo của Đại học Ngoại Thương. Nếu học khoa này, sinh viên có thể chọn một trong năm ngoại ngữ: Tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật.
– Học ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về thương mại quốc tế, quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế; có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong, ngoài nước.
– Sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành cán bộ hoạch định chính sách hoặc cán bộ làm việc tại bộ phận Kinh tế Đối ngoại và hợp tác quốc tế của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương (các Bộ, Ban, Ngành, Sở…)
– Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo Đại học, Viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế; cán bộ nghiên cứu, tư vấn tại các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế.
– Ngoài ra, có thể là cán bộ quản lý, chuyên viên tại các doanh nghiệp (trong và ngoài nước) có liên quan đến các yếu tố quốc tế như xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế…
Ngành kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế
2. Ngành kinh tế quốc tế:
– Đào tạo cử nhân ngành Kinh tế quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và ý thức cộng đồng, có sức khỏe tốt, có kỹ năng phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề thuộc những lĩnh vực chuyên sâu về kinh tế quốc tế, có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp và có khả năng sử dụng thành thạo một trong các ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga.
– Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có đủ năng lực để làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chuyên nghiên cứu, đào tạo về kinh tế quốc tế, các định chế kinh tế – thương mại – tài chính quốc tế, các ngành nghề thuộc lĩnh vực thông tin đại chúng như quan hệ công chúng (PR), truyền hình, báo chí… nhờ nền tảng kiến thức kinh tế – xã hội sâu rộng được cung cấp qua các môn học kinh tế vĩ mô, kinh tế công cộng, kinh tế môi trường, kinh tế quốc tế, luật và kinh tế, môi trường kinh tế quốc tế đương đại, toàn cầu hóa kinh tế…
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!