Singapore, Việt Nam, Thái Lan… là một trong các quốc gia giàu tiềm năng phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy các quốc gia ASEAN cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Công nghệ thông tin để lấp đầy khoảng trống và hạn chế những tồn tại về nhân lực để nâng cao sức cạnh tranh cho các quốc gia trong khu vực trên thị trường Công nghệ thông tin quốc tế.
Phát triển kinh tế nhờ ứng dụng Công nghệ thông tin
1. Công nghệ thông tin đi vào đời sống
Trong thời đại bùng nổ công nghệ kỹ thuật số, ngành nghề, lĩnh vực hay hoạt động nào trong xã hội hiện đại cũng cần tới sự góp mặt của Công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin cùng sự phát triển của internet, thương mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển. Công nghệ thông tin là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực của con người.
Ngành công nghệ thông tin phát triển cùng kinh tế
Cụ thể, đó chính là nhu cầu đối với sản phẩm của ngành này vô cùng lớn và ngày càng tăng. Sự hiện diện của ngành Công nghệ thông tin lan rộng và phủ sóng từ ngân hàng, tới hàng không, từ viễn thông tới cả những lĩnh vực như an ninh quốc phòng, ở đâu ứng dụng của CNTT cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy, để vận hành, phát triển các hệ thống và các ứng dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn và vẫn còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
2. Thiếu và yếu nhân lực ngành công nghệ thông tin
Tại Việt Nam, theo ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, “hiện trạng nguồn nhân lực Công nghệ thông tin Việt Nam đang ở trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu”. Với 250.000 kỹ sư Công nghệ thông tin bao gồm cả công nghiệp phần mềm, phần cứng, dịch vụ và nội dung số, tốc độ tăng trưởng trung bình vẫn từ 25-35 %, tuy nhiên nguồn nhân lực lại thiếu ở lĩnh vực phần mềm, dịch vụ Công nghệ thông tin. Chỉ có khoảng 13% chuyên gia cung cấp các giải pháp tổng thể, chuyên gia có thể thiết kế hệ thống, phần mềm, có các chứng chỉ quốc tế về Công nghệ thông tin .