Tiêm trong da – Những thông tin cần thiết

Tiêm dưới da – Những thông tin cần lưu ý khi sử dụng cho bệnh nhân

Tiêm trong da – những thông tin cần thiết

1. ĐẠI CƯƠNG

Tiêm trong da là tiêm một lượng thuốc rất nhỏ bằng 1/10ml vào lớp thượng bì; thuốc hấp thu rất chậm.

1.1. Chỉ định tiêm trong da

Tiêm trong da được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Tiêm một số loại vaccin phòng bệnh, ví dụ: tiêm vaccin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh.

– Thử  phản ứng BCG để chẩn đoán bệnh lao.

– Thử phản ứng của cơ thể đối với thuốc và các thuốc kháng sinh.

1.2. Dụng cụ

Ngoài những dụng cụ cần thiết phục vụ cho tiêm thuốc, cần chọn bơm và kim tiêm thích hợp:

– Dùng bơm tiêm nhỏ,  loại 1ml có vạch chia 1/10ml để tính lượng thuốc được chính xác.

– Bơm tiêm nhỏ và dài có độ chia 1/100 – 2/100ml để tính liều nhỏ, chính xác hơn.

– Kim tiêm: nhỏ dài 1,5cm, đường kính 4/10 – 5/10mm, đầu mũi vát ngắn để dễ đưa vào ngập trong biểu bì.

1.3. Vùng tiêm

Tiêm trong da thường tiêm vào vùng da 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay vì chỗ đó da mỏng dễ tiêm, da có màu nhạt, dễ phân biệt. Nếu có phản ứng cục bộ cũng dễ phát hiện.

Ngoài ra còn có thể tiêm vào vùng da ở bả vai, vùng da cơ delta cánh tay, khi tiêm phải tránh các mạch máu.

Vùng tiêm trong da bao gồm những gì

2. KỸ THUẬT TIÊM TRONG DA

2.1.Chuẩn bị bệnh nhân

– Người lớn: tư thế ngồi, ống tay áo kéo lên cao, nằm ngửa tay giang ra đặt lên gối nhỏ, bàn tay ngửa lên trên.

– Trẻ nhỏ: mẹ ngồi trên ghế ôm trẻ vào lòng, 2 đùi kẹp 2 chân trẻ, 1 tay vòng qua thân trẻ ôm và giữ cánh tay, tay khác giữ lấy cẳng tay trẻ đặt lên trên gối nhỏ ở góc bàn.

2.2. Kỹ thuật thực hành

– Bộc lộ vùng tiêm.

– Xác định vị trí tiêm.

– Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 hoặc ete.

– Sát khuẩn tay điều dưỡng.

– Tay trái nắm mặt sau cẳng tay hoặc cánh tay vùng định tiêm vừa đỡ tay bệnh nhân vừa dùng các ngón tay để miết căng mặt da chỗ cần tiêm.

– Tay phải cầm bơm tiêm có gắn kim, mũi vát của kim ngửa lên trên thẳng với vạch chia ở thân bơm tiêm, khẽ gẩy mũi kim tiêm vào mặt da. Khi mũi kim đã bén vào mặt da thì hạ thấp bơm tiêm xuống gần sát mặt da, chếch khoảng từ 10 – 150 rồi đẩy nhẹ kim cho ngập hết mũi vát của kim. Không nên đưa kim theo chiều dọc của cẳng tay hoặc cánh tay mà phải đưa chéo góc để lúc hạ bơm tiêm không bị vướng.

– Khi đã ngập hết mũi kim vát thì đổi tay, ngón trỏ tay trái giữ đốc kim, ngón cái giữ thân bơm tiêm, ngón giữa ngón nhẫn, ngón út giữ bên cạnh thân bơm tiêm và tay phải dùng ngón cái từ từ bơm thuốc vào.

* Bệnh nhân là trẻ em:

Khi đã ngập hết mũi kim vát thì ngón các bàn tay trái từ từ chuyển ra đặt lên trên đốc kim và giữ đốc kim ở nguyên vị trí đó. Ngón trỏ và ngón giữa tay phải kẹp giữa đầu dưới của bơm tiêm và đẩy pít tông bơm thuốc vào bằng ngón cái.

– Kiểm tra thuốc có vào đúng trong da không bằng 2 cách:

+ Quan sát vết tiêm thấy thuốc vào nổi cục to bằng hạt ngô, sần da cam, màu da ngả màu trắng bệch.

+ Đẩy thuốc vào cảm giác rất chặt tay, cảm giác như kim bị tắc.

– Sau khi đã bơm thuốc đủ liều 1/10ml rút kim ra nhanh, kéo chệch căng da chỗ tiêm vài giây cho thuốc khỏi trào ra theo mũi kim, không sát khuẩn lại.

* Trường hợp tiêm vaccin phòng bệnh thì cũng không sát khuẩn lại bằng bông cồn, các loại hóa chất, cồn đều có thể làm hủy hoại vaccin, do đó làm mất hiệu lực của vaccin.

– Thử phản ứng thuốc: lấy bút xanh đánh dấu, vẽ vòng quanh chỗ tiêm, theo dõi 15 – 20 phút, sau đó đọc kết quả.

– Báo cáo  bác sĩ điều trị, ghi rõ vào hồ sơ hoặc phiếu tiêm thuốc của bệnh nhân.

Tiêm cho trẻ em cần phải cần lưu ý vì trẻ nhỏ rất sợ tiêm và không ngồi im

2.3. Kỹ thuật thử phản ứng thuốc

2.3.1. Chỉ định

– Tất cả các thuốc kháng sinh trước khi đưa vào cơ thể bệnh nhân đều bắt buộc phải thử phản ứng để phòng tránh sốc phản vệ.

– Các thuốc không phải kháng sinh nhưng có chỉ định thử phản ứng trước khi tiêm.

2.3.2. Cách pha thuốc thử phản ứng thuốc penicillin và streptomycin sulfat

– 1ml dung dịch 4 có 100 đv thuốc kháng sinh đem tiêm, thử phản ứng cho một bệnh nhân 1/10ml = 10 đv thuốc kháng sinh.

– 1gram streptomycin sulfat hoặc kháng sinh tương đương với 1 triệu đơn vị penicillin.

2.3.3. Chuẩn bị bệnh nhân

Như kỹ thuật tiêm trong da.

2.3.4. Chuẩn bị dụng cụ

Như kỹ thuật tiêm trong da.

2.3.5. Thực hành kỹ thuật

– Các bước như kỹ thuật tiêm trong da.

– Không sát khuẩn vùng tiêm sau khi rút kim tiêm.

– Lấy bút màu xanh vẽ vòng quanh chỗ tiêm, theo dõi từ 15 – 20 phút.

– Đọc kết quả.

– Trường hợp nghi ngờ kết quả, thử phản ứng thì phải thử lại bằng phương pháp đối chứng để so sánh: tiêm sang tay bên kia một mũi 1/10ml nước cất tiêm , bơm tiêm nước cất là bơm tiêm khác, không được dính dấu vết thuốc kháng sinh đã thử, sau 15 – 20 phút so sánh và nhận định kết quả.

Báo cáo bác sĩ điều trị kết quả tiêm trong da, thử phản ứng thuốc, ghi vào phiếu tiêm thuốc, dán vào hồ sơ bệnh án.

Bình luận