Công việc này đòi hỏi bạn phải có sự tỉ mỉ, chịu khó, sức bền tốt để đảm nhiệm toàn bộ quá trình tổ chức sự kiện, từ việc nghiên cứu mục tiêu, lập kế hoạch, dự trù kinh phí, triển khai kế hoạch, theo dõi diễn biến tổ chức sự kiện đến khâu dọn dẹp hậu trường, xử lý sự cố ngoài ý muốn…Đọc đến đây, bạn đừng vội sợ hãi mà bỏ cuộc. Nghe thì có vẻ cao siêu nhưng thực ra, bạn chỉ cần rèn luyện đức tính tỉ mỉ, kỹ năng giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ mỗi ngày, đồng thời chịu khó quan sát, bạn sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí chuyên viên tổ chức sự kiện. Và một điều nữa bạn không thể bỏ qua, là tập thể dục nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai. Đừng coi nhẹ việc này, vì nghề tổ chức sự kiện đòi hỏi sự chuẩn xác trong từng bước nên bạn nhất định phải có thể lực tốt để chịu được áp lực công việc.
Bạn sẽ được học các kiến thức và kỹ năng nền tảng, cần thiết về tổ chức sự kiện tại trường
Từ những chia sẻ thú vị trên về nghề chạy event, chắc giờ bạn sẽ không còn thắc mắc tổ chức sự kiện học ngành gì, khối nào nữa đúng không? Nhiệm vụ chính, ngay lúc này của bạn là hãy thật chăm chỉ “dùi mài kinh sử” để có thể chọn đúng ngành, đúng trường như mục tiêu đã đặt ra.
Ngày nay, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp trên các phương tiện truyền thông nhiều chương trình gameshow giải trí, hài hước… hoặc là những sự kiện âm nhạc ngoài trời được tổ chức bởi các nhãn hàng lớn. Để những chương trình này có thể diễn ra thành công và suôn sẻ thì phía sau hậu kỳ là cả một ekip “hùng hậu” ngày đêm tất bật chuẩn bị. Những ai thực hiện công việc đó được gọi là người tổ chức sự kiện. Vậy tổ chức sự kiện là gì?
Đầu tiên, chúng ta nên tìm hiểu khái niệm sự kiện là gì? Sự kiện là các hoạt động có chủ đích diễn ra tại một thời điểm, địa điểm nhất định, tập trung ý tưởng và nguồn lực để truyền đạt một thông điệp xác định nào đó, tạo chú ý và thu hút sự quan tâm của các đối tượng tham gia.
Vậy, tổ chức sự kiện là tổ chức các hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, thương mại, kinh doanh, giải trí… thông qua các hình thức hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, tiệc… nhằm mang một thông điệp nào đó đến công chúng, khách hàng và mong muốn họ nhận thức đúng.
Nhiều người cho rằng làm sự kiện thì ý tưởng là quan trọng nhất nhưng trên thực tế, một người giỏi về tổ chức sự kiện trước tiên phải chu đáo, cẩn thận, biết chăm chút tới từng tiểu tiết, đó chính là thể hiện của sự chuyên nghiệp. Còn sự sáng tạo dĩ nhiên cũng không thể thiếu nếu muốn đi xa hơn với nghề này.
Danh sách các trường đại học có ngành Quản trị sự kiện.:
- Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội khoa đạo diễn sự kiện, lễ hội (đạo diễn sân khấu) mã ngành 52210227
- Cao đẳng FPT ngành quan hệ công chúng PR, tổ chức sự kiện
- Đại học kinh tế thành phố HCM khoa báo chí truyền thông
- ĐHQG Hà Nội, TPHCM khoa báo chí
- Học viện Báo chí Tuyên truyền
- ĐH Văn Lang ngành Quan hệ công chúng
- Học viện Báo chí Tuyên truyền, các ngành PR
- Đại học văn hoá Hà Nội chuyên ngành tổ chức sự kiện văn hoá (chuyên ngành đạo diễn sự kiện cũ)
- Khoa du lịch trường đại học nhân văn Hà Nội.
- Quản trị sự kiện khoa du lịch ĐH KHXH & NV.
- Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành khoa du lịch trường ĐH khoa học xã hội nhân văn có chuyên ngành quản trị sự kiện.
- Ngành quan hệ quốc tế ở HUFLIT (trường đại học ngoại ngữ và tin học TPHCM). Xuyên suốt quá trình học sinh viên sẽ được học một vài môn học liên quan đến ngành tổ chức sự kiện và còn phải tổ chức một vài sự kiện ở trường như là điều kiện để tốt nghiệp.
- Chuyên ngành kinh doanh thể thao và tổ chức sự kiện đại học Tôn Đức Thắng TDTU.
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.