Những ngành học dễ xin việc ở TP. HCM trong giai đoạn 2020 – 2025

Việc làm sau khi ra trường là yếu tố thí sinh cần cân nhắc khi lựa chọn ngành, ngành mình học có tương lai hay không? Nhu cầu thiết yếu của thị trường như thế nào? Các em có thể xem dự báo nhu cầ nguồn nhân lực trước khi đưa ra quyết định học ngành nào nhé.

– Ngành Dệt may – giày da – thủ công mỹ nghệ: Theo trung tâm dự báo nhân lực và thị trường lao động TP. HCM, ngành này cần rất nhiều nhân lực, chiếm đến 10% tổng số việc làm mới. Xu hướng 2020 – 2025, chỉ riêng tại HCM, nhóm ngành dệt may – giày da- thủ công mỹ nghệ có 27.000 việc làm/năm.

– Ngành du lịch: Du lịch cũng nằm trong nhóm ngành cần nguồn nhân lực lớn. Trung bình mỗi năm số việc làm trong ngành rơi vào khoảng 21.600 và chiếm 8% tổng số việc làm mới.

– Ngành dịch vụ – phục vụ: Đây là nhóm ngành rộng, số lượng việc làm/năm cũng như tỷ lệ tổng số việc làm mới đều tương đương ngành du lịch. Sinh viên học ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống đều có thể làm công việc trong ngành dịch vụ – phục vụ sau khi tốt nghiệp.

– Marketing: Với 21.600 việc làm/năm và chiếm 8% tổng số việc làm mới chỉ tính riêng tại TP. HCM, marketing cần đến nguồn nhân lực lớn.

– Quản lý hành chính: Tại TP. HCM trung bình mỗi năm, ngành quản lý hành chính có khoảng 16.200 chỗ làm việc. Nhân lực ngành này chiếm đến 6% tổng số việc làm, đây là lựa chọn hay cho người học.

– Điện tử – công nghệ thông tin: Trong cuộc cách mạng 4.0, điện tử và công nghệ thông tin là ngành “hot” và khó lỗi thời trong 5-10 năm tới.

Ngành giáo dục và đào tạo

– Ngành Giáo dục – đào tạo: Theo trung tâm dự báo nhân lực và thị trường lao động TP. HCM, ngành giáo dục – đào tạo có khoảng 13.500/năm và chiếm 5% tổng số ngành nghề mới.

– Ngành xây dựng – kiến trúc – môi trường: Với 10.800 số chỗ làm việc/năm và chiếm 4% tổng số việc làm mới trong thị trường TP.HCM, các ngành về xây dựng, kiến trúc có triển vọng đối với sinh viên theo học nghề này. Tuy nhiên đây là một ngành khá vất vả và cần sự tỉ mỉ, yêu cầu có năng lực và phẩm chất phù hợp với nghề.

– Tài chính – tín dụng – bảo hiểm: Để có thể tham gia vào lĩnh vực chiếm 4% tổng số việc làm mới và có 10.800  việc làm/năm ở TP. HCm, người học có thể theo học ngành này hoặc khoa học dữ liệu (Phân tich dữ liệu trong tài chính).

Ngành chế biến lương thực – thực phẩm

– Ngành chế biến lương thực, thực phẩm: Trung tâm dự báo nhân lực và thị trường lao động TP. HCM đánh giá đây là ngành cần đến nguồn nhân lực lớn tron giai đoạn 2020-2025 dựa trên con số 10.800 việc làm/năm và chiếm 4% tổng số việc làm mới. Đây là ngành nằm trong nhóm 4 ngành công nghiệp trọng yếu của TP.HCM giai đoạn 2014-2015, xu hướng đến 2020-2025.

Bình luận