Chuyên ngành kinh tế quốc tế của học viện tài chính

Học viện có chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh Tài chính và Tin học Tài chính kế toán. Nhưng không thể không nhắc tới đó là ngành kinh tế quốc tế của khoa, trường học viện tài chính.

Chuyên ngành kinh tế quốc tế của học viện tài chính

Hãy cùng mình tìm hiểu chuyên ngành kinh tế quốc tế tại trường học viện tài chính nhé:

1. Quá trình thành lập và phát triển

  • Khoa Tài chính quốc tế được thành lập theo Quyết định số 27/QĐ – HVTC  ngày 02/01/2002 của Giám đốc Học viện Tài chính. Những ngày đầu mới thành lập, Khoa có 03 bộ môn: Bộ môn Tài chính quốc tế, Bộ môn Kinh tế quốc tế (có các môn học Kinh tế quốc tế, Kinh tế Vi mô, Marketing) và bộ môn Thống kê và phân tích dự báo (có các môn học thống kê  phân tích dự báo và Kinh tế vĩ mô)
  • Năm 2003 Bộ môn Thống kê và phân tích dự báo chuyển sang Khoa Hệ thống thông tin Kinh tế, Khoa Tài chính còn 03 Bộ môn: Bộ môn Tài chính quốc tế, Bộ môn Kinh tế quốc tế (có môn học Kinh tế quốc tế và Marketing) và Bộ môn Kinh tế học (có môn Kinh tế Vi mô và Kinh tế vĩ mô)
  • Năm 2006 Bộ môn Marketing chuyển sang Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Tài chính quốc tế có: bộ môn Tài chính quốc tế, bộ môn Kinh tế quốc tế và Bộ môn Kinh tế học.
  • Năm 2012 Bộ môn Kinh tế học chuyển sang Khoa Kinh tế, Khoa Tài chính quốc tế có Bộ môn Tài chính quốc tế và bộ môn Kinh tế quốc tế
  •  Năm 2013 bộ môn Tài chính quốc tế được tách ra thành 02 bộ môn, Khoa Tài chính quốc tế có 03 Bộ môn: Bộ môn Tài chính quốc tế, bộ môn Quản trị Tài chính quốc tế và Bộ môn Kinh tế quóc tế

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

  • Thực hiện đào tạo và quản lý sinh viên chuyên ngành Tài chính quốc tế
  • Giảng dạy các chương trình đào tạo cử nhân cho các ngành: Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin kinh tế, Ngôn ngữ Anh.
  • Tham gia đào tạo Sau đại học các chuyên ngành của Học viện Tài chính
  • Chủ trì và tham gia nghiên cứu khoa học các cấp, cả trong và ngoài Học viện. Chủ biên và tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo phục vụ đào tạo đại học và sau đại học.

Sinh viên trường học viện ngoại giao.

3. Mục tiêu đào tạo:

  • Trang bị kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính quốc tế, nắm chắc các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: kinh doanh quốc tế (kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm…), thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái; am hiểu các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, kế toán quốc tế, quản trị tài chính công ty đa quốc gia.
  • Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật quốc tế, thương mại quốc tế và các cam kết quốc tế về kinh tế.

4. Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính quốc tế có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như:

  • Kế toán tại các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài;
  • Quản trị tài chính tại các doanh nghiệp; quản trị tài chính tại các công ty đa quốc gia; quản trị tài chính tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; quản trị tài chính tại các công ty xuất nhập khẩu;
  • Quản trị các công việc liên quan đến thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư quốc tế, tài chính – tín dụng quốc tế tại các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, công ty tài chính,…;
  • Có khả năng làm các công tác đàm phán, ký kết, quản lý việc thực hiện các Hiệp định và hợp đồng kinh doanh quốc tế tại các Bộ, Ngành như Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam,…;
  • Có khả năng làm việc tại các Ban quản lý các dự án có sử dụng vốn vay quốc tế, kể cả vay ưu đãi ODA của các Bộ, Ngành, địa phương; quản trị thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và có yếu tố nước ngoài;
  • Có khả năng làm việc tại các Ban hợp tác quốc tế của các Bộ, Ngành, các Sở ngoại vụ các địa phương;
  • Có khả năng làm việc tại các Cục thuế, Tổng cục thuế, Cục Hải quan, Tổng cục Hải quan, Cục Tài chính doanh nghiệp, các Sở Tài chính về các vấn đề liên quan đến hợp tác thuế quốc tế; quản lý tài chính, quản lý thuế với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có yếu tố nước ngoài;
  • Có thể đảm nhận các công việc liên quan đến quản lý nợ và tài chính đối ngoại tại các cơ quan trung ương như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng phát triển Việt Nam, các Bộ, ngành chủ quản, các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương;
  • Có khả năng làm cán bộ quản lý tài chính tại các cơ quan đại diện của các nước và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài;
  • Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!

Bình luận