Đại học Ngoại Thương được thành lập 1960, là trường đại học chuyên đào tạo về kinh tế top đầu cả nước. Đây là lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ mong muốn theo học ngành kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế.
Ngành kinh tế quốc tế của đại học ngoại thương
Với chất lượng đào tạo tiên tiến, Đại học Ngoại thương đã được nhiều trường đại học quốc tế công nhận và thiết lập quan hệ đào tạo như Đại học La Trobe, Queensland, Úc; Đại học Vân Truyền, Đài Loan; Đại học Asia Pacific, Nhật Bản; Đại học Tổng hợp Colorado (CSU), Hoa Kỳ; Đại học Bedforshire, Anh; Đại học Rennes, Pháp. Do đó, sinh viên Ngoại thương không chỉ thành công ở lĩnh vực kinh tế mà còn khẳng định được tài năng của mình ở nhiều lĩnh vực khác như truyền thông, truyền hình, âm nhạc hay nghệ thuật,…
Sau đây là chương trình kinh tế quốc tế của đại học ngoại thương:
Tên chương trình: Kinh tế quốc tế
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: KINH TẾ QUỐC TẾ (International Economics)
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
1. Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo cử nhân ngành Kinh tế quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội; có tư duy tổng hợp về kinh tế; có năng lực chuyên môn về kinh tế quốc tế; đồng thời có khả năng sử dụng thành thạo một trong các ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga;
Trang bị cho sinh viên khả năng phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc các lĩnh vực chuyên sâu về kinh tế quốc tế; giúp sinh viên có kiến thức để làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về kinh tế quốc tế, các định chế kinh tế – thương mại – tài chính quốc tế;
Cung cấp cho sinh viên các kỹ năng phân tích định tính và định lượng, và đặc biệt là khả năng dự báo để đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi khả năng phân tích chuyên sâu trong các hoạt động kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế;
Chương trình cử nhân Kinh tế quốc tế có điểm khác biệt là được thiết kế phù hợp với các chương trình học thuật và chương trình kinh tế ứng dụng chuẩn quốc tế, có tính liên thông cao với các chương trình quốc tế của các nước phát triển theo các chương trình liên thông 2+2 hoặc 3+1.
Đại học Ngoại thương
2. Thời gian đào tạo: 4 năm (8 học kỳ)
3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:
Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 140 tín chỉ, trong đó:
3.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương: 48 tín chỉ, chiếm 34%
3.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 92 tín chỉ, chiếm 66%
– Kiến thức cơ sở khối ngành: 6 tín chỉ
– Khối kiến thức cơ sở ngành: 21 tín chỉ
– Khối kiến thức ngành: 47 tín chỉ
– Kiến thức tự chọn: 6 tín chỉ
– Thực tập: 3 tín chỉ
– Học phần tốt nghiệp: 9 tín chỉ
– Chưa bao gồm khối lượng kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Sinh viên được lựa chọn chương trình đào tạo riêng cho mình dưới sự tư vấn, đề xuất của cố vấn học tập theo chương trình chung được trình bày ở trên.
4. Đối tượng tuyển sinh
Theo quy định hiện hành của Bộ giáo dục và đào tạo.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
5.1. Quy trình đào tạo
Áp dụng mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.2. Điều kiện tốt nghiệp
5.2.1. Điều kiện xét tốt nghiệp
– Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình, không còn học phần bị điểm dưới D;
– Được xếp loại đạt ở kỳ thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh;
– Có các Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục thể thao;
– Các điều kiện khác: áp dụng Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 409/QĐ-ĐHNT-QLĐT ngày 08 tháng 05 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương.
5.2.2. Công nhận tốt nghiệp
Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ các điều kiện theo quy định.
6. Thang điểm: Theo quy định của Nhà trường
7. Nội dung chương trình đào tạo
Số TT |
Tên môn học |
Mã môn học |
Số TC |
Phân bổ thời gian |
Môn học Tiên quyết |
||
|
|
Số tiết trên lớp |
Tự học, tự nghiên cứu (có hướng dẫn) |
||||
|
|
|
LT |
Bài tập/ thảo luận/ thực hành |
|||
7.1 |
Khối kiến thức giáo dục đại cương |
|
48 |
|
|
|
|
1. |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin I |
TRI102 |
2 |
20 |
10 |
20 |
Không |
2. |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin II |
TRI103 |
3 |
30 |
15 |
30 |
Không |
3. |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
TRI104 |
2 |
20 |
10 |
20 |
TRI102, TRI103 |
4. |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
TRI106 |
3 |
30 |
15 |
30 |
TRI102, TRI103 |
5. |
Toán cao cấp I |
TOA103 |
2 |
20 |
10 |
0 |
Không |
6. |
Toán cao cấp II |
TOA104 |
2 |
20 |
10 |
0 |
Không |
7. |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
TOA201 |
3 |
30 |
15 |
30 |
TOA103, TOA104 |
8. |
Pháp luật đại cương |
PLU101 |
2 |
21 |
12 |
12 |
Không |
9. |
Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học |
TRI201 |
3 |
30 |
15 |
30 |
Không |
10. |
Tin học đại cương |
TIN202 |
3 |
30 |
15 |
30 |
TOA103, TOA104 |
11. |
Kỹ năng học tập và làm việc |
PPH101 |
3 |
30 |
15 |
30 |
Không |
12. |
Ngoại ngữ 1 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
—101
|
4 |
30 |
60 |
0 |
Không |
13. |
Ngoại ngữ 2 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
—102
|
4 |
30 |
60 |
0 |
—101 |
14. |
Ngoại ngữ 3 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
—201
|
4 |
30 |
60 |
0 |
—102 |
15. |
Ngoại ngữ 4 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
—202
|
4 |
30 |
60 |
0 |
—201 |
16. |
Ngoại ngữ 5 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
—301
|
4 |
30 |
60 |
0 |
—202 |
7.2 |
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
|
92 |
|
|
|
|
7.2.1 |
Kiến thức cơ sở khối ngành |
|
6 |
|
|
|
|
1. 1 |
Kinh tế vi mô I
Microeconomics I |
KTE202 |
3 |
30 |
15 |
30 |
TOA103, TOA104 |
2. 2 |
Kinh tế vĩ mô I
Macroeconomics I |
KTE204 |
3 |
30 |
15 |
30 |
TOA103, TOA104 |
7.2.2 |
Khối kiến thức cơ sở ngành |
|
21 |
|
|
|
|
1. 1 | Kinh tế học quốc tế I
International Economics I |
KTE216 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE202 |
2. 3 | Tài chính – Tiền tệ
Money and finance |
TCH301 |
3 |
30 |
15 |
30 |
Không |
3. 5 | Kinh tế lượng I
Econometrics I |
KTE218 |
3 |
30 |
15 |
30 |
TOA201 |
4. | Lịch sử các học thuyết kinh tế
History of economic thoughts |
KTE301 |
3 |
30 |
15 |
30 |
Không |
5. | Đầu tư quốc tế
International Investment |
DTU310 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE216 |
6. | Kinh tế khu vực
Regional Economics |
KTE302 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE204 |
7. | Kinh tế chính trị quốc tế
International Political Economy |
KTE303 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE216 |
7.2.3 |
Khối kiến thức ngành (bao gồm cả kiến thức chuyên ngành) |
|
47 |
|
|
|
|
1. | Kinh tế học quốc tế II
International Economics II |
KTE316 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE216 |
2. |
Tài chính quốc tế
International Finance |
TCH414 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE204, TCH301 |
3. |
Kinh tế vi mô II
MicroeconomicsII |
KTE401 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE201 |
4. |
Kinh tế vĩ mô II
Macroeconomics II |
KTE402 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE204 |
5. |
Kinh tế phát triển
Development Economics |
KTE406 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE204 |
6. |
Kinh tế môi trường
Environmental Economics |
KTE404 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE201 |
7. |
Kinh tế lượng II
Econometrics II |
KTE318 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE218 |
8. |
Kinh tế học tài chính
Financial Economics |
TCH341 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE201,TCH301 |
9. |
Toàn cầu hóa kinh tế
Economic Globalzation |
KTE326 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE218 |
10. |
Thương mại quốc tế, tăng trưởng và phát triển
Trade, growth and development |
KTE409 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE402 |
11. |
Kinh tế công cộng
Public Economics |
KTE407 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE402 |
12. |
Dự báo kinh tế
Economic Forecasting |
KTE418 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE318 |
13. |
Tổ chức ngành
Industrial Organization |
KTE408 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE401 |
14. |
Ngoại ngữ 6 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
—302
|
4 |
30 |
60 |
0 |
—301 |
15. |
Ngoại ngữ 7 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
—401
|
4 |
30 |
60 |
0 |
—302 |
7.2.4 |
Khối kiến thức tự chọn |
|
6 |
|
|
|
|
1. |
Lý thuyết trò chơi
Game Theory |
KTE403 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE401 |
2. |
Kinh tế thông tin bất cân xứng Economics of Asymmetric Information |
KTE405 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE401 |
3. |
Tăng trưởng và chu kỳ kinh tế Growth and Fluctuation |
KTE419 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE402 |
4. |
Kinh tế học của giới
Economics of Gender |
KTE415 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE406 |
5. |
Phương pháp lượng trong kinh tế quốc tế
Quantitative Method in International Economics |
KTE416 |
3 |
30 |
15 |
30 |
KTE218, KTE216 |
6. |
Luật thương mại quốc tế
International Trade Law |
PLU422 |
3 |
30 |
15 |
30 |
PLU101 |
7. |
Kinh tế đầu tư
Investment Economics |
KTE311 |
3 |
30 |
15 |
30 |
TCH301 |
8. |
Quản trị học
Principles of Management |
QTR301 |
3 |
30 |
15 |
30 |
Không |
7.2.5 |
Thực tập |
KTE501 |
3 |
|
|
|
|
7.2.6 |
Học phần tốt nghiệp |
KTE511 |
9 |
|
|
|
|
Tổng cộng |
140 |
|
|
|
|