Nghề nghiệp khi tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế

“Nghề nghiệp khi tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế như thế nào?” Hãy cùng mình tìm hiểu nhé:

Nghề nghiệp khi tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế

1/ Nhà ngoại giao (The Diplomat)

Đây là cái nghề cao quý nhất, oách xà lách nhất mà một sinh viên (SV) QHQT có thể đạt được. Tuy nhiên trở thành một Nhà Ngoại Giao quả thực không hề dễ dàng, đặc biệt là ở Việt Nam, vì cái lý do mà ai cũng biết là cái gì đấy.

Thế nhưng, cũng không phải là không thể. Bạn vẫn có thể trở thành nhà Ngoại Giao danh chính ngôn thuận đi lên từ thực lực của mình nếu như bạn thực sự có một đam mê cháy bỏng, được ấp ủ từ thưở bé thơ, dày công chuẩn bị bằng việc đắm mình không mêt mỏi vào những trang sử Việt Nam, thế giới, trang sử đảng cộng sản, tích cực rèn luyện đạo đức và thành tích học tập top trường, tham gia hoạt động đoàn đội từ cấp 1, học ngoại ngữ… Nếu bạn làm được những việc trên, nếu trở thành nhà ngoại giao thực sự là khát vọng cháy bỏng của bạn thì đừng sợ hãi. Hãy cố gắng chuẩn bị mình thật tốt, rồi thì giấc mơ sẽ trở thành hiện thưc.

Nói là mơ làm nhà ngoại giao từ khi mới đẻ thì hơi quá, nhưng nói chung thì bạn phải chuẩn bị dài dài. Nếu đến khi vào đại học rồi bạn mới có quyết tâm thì thật ra cũng chưa muộn. Bạn có thể lao đầu vào đọc sách lịch sử, tìm hiểu đảng, và tham gia hoạt động đoàn trường. Phải biết nhạy bén trong các mối quan hệ ở trường, vì phần đa những người có thể đi làm ở học viện Ngoại giao hay những người có khả năng đứng trên bục giảng giảng dạy cho bạn đều là những nhân tố “vô cùng tiềm năng”. Nỗ lực một cách thông minh khéo léo bạn sẽ tạo được các mối quan hệ. Và rồi sau khi đi học thạc sĩ, tiến sĩ thì có lẽ bạn sẽ  có cơ hội được trở thành nhà Ngoại Giao.

Nguyên tắc chuẩn bị kĩ lưỡng là nguyên tắc bất di bất dịch cho mọi ngành. Nhưng cái đặc trưng của ngành ngoại giao là phải thông thạo lịch sử, văn hóa, hệ thống nhà nước pháp luật, tích cực hoạt động đoàn đội. Một doanh nhân thành đạt không nhất thiết phải có những chuẩn bị trong các lĩnh vực trên.

Nói thật thì làm Ngoại Giao là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Vì những nhà Ngoại Giao đại diện cho bộ mặt quốc gia trên trường quốc tế, luôn trong tình trạng cân não trong các cuộc đàm phán, nên chỉ có những bộ não tinh túy nhất ( có thể chỉ 0.1% dân số, hoặc ít hơn) mới có thể đảm đương.

Ngành quan hệ quốc tế

2/ Làm ở các đại sứ quán trong nước:

Trường hợp này cũng không hiếm. Chủ yếu là bạn thích thú và đam mê một quốc gia nào đó, tích cực tham gia các chương trình của họ để lấy quan hệ, rồi sau ra trường bạn khắc có việc làm thôi. ĐSQ Hoa Kỳ trả lương hậu hĩnh nhất. Nhưng các ĐSQ khác như Ấn độ, Israel, Nhật, Hàn cũng ổn. Thường thì làm ở các ĐSQ, bạn sẽ chịu trách nhiệm tuyên truyền, tổ chức các sự kiện văn hóa. Hoặc tuyên truyền kêu gọi thêm sinh viên đi học ở nước bạn đại diện, hoặc đảm đương truyền bá ngôn ngữ nước đó. Nói chung thì cũng rất là năng động và sang tạo.

3/ Nhà báo hoặc nhà nghiên cứu => Giáo viên

Thật ra học QHQT rất có lợi trong việc cung cấp kiến thức toàn diện và đầu óc phân tích cho bạn. Thêm nữa dân ngoại giao thường có khả năng ngoại ngữ và giao tiếp. Vì thế, học ngoại giao ra bạn có thể làm báo (như bạn mình nè, vì đam mê báo, truyền hình mà đã chuẩn bị làm thêm từ năm nhất; kết quả là chưa ra trường đã có việc làm ổn định rồi). Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với thế giới nên những kiến thức nền tảng của bạn về QHQT rất hữu ích trong phân tích, bình luận chính trị. Bạn có thể thấy phần lớn các bài bình chính trị trên báo nhà ta hiện nay là dịch lại từ báo quốc tế. Không những các bài dich của bạn sẽ hay hơn hẳn những người không có chuyên môn, mà nếu bạn học QHQT tốt, bạn cũng có thể tự viết những bài phân tích chứ không chỉ cop nhặt rồi dịch lại. Và đương nhiên những bài tự phân tích ấy sẽ có thù lao cao hơn hẳn.

Với kĩ năng phân tích bình luận chính trị, bạn cũng có thể học thêm lên thạc sĩ tiến sĩ để làm nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Bạn sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các bình luận sắc sảo cho các sự kiện nóng hổi như Trung Quốc cài tên lửa tầm sa ở biển Đông. Thu nhập cũng kha khá đó nha. Còn chưa kể đã là thạc sĩ tiến sĩ, bạn cũng có thể giảng dạy ở các trường đại học nữa. Ít ra bạn hơn sinh viên mới vào những 4,5 năm đèn sách cơ mà, chả nhẽ ko bịp được tụi nó? J)) Với cả sẽ có nhiều chuyến công du tham luận nghiên cứu quốc tế. Cũng oách xà lách không kém gì mấy nhà Ngoại Giao đâu.

4/ Làm ở các tổ chức quốc tế chính phủ hay phi chính phủ

Học QHQT, chắc chắn bạn sẽ học về các vấn đề toàn cầu như thương mại toàn cầu, thay đổi khí hậu toàn cầu, nạn đói, thất nghiệp toàn cầu, và tất cả những thứ toàn cầu khác như bất bình đẳng giới tính, nhân quyền, ô nhiễm môi trường. Thêm nữa bạn cũng sẽ học các lý thuyết và thực tiễn của các tổ chức xuyên quốc gia, vì vậy mà sẽ có bệ phóng vững vàng cho các các tổ chức như EU delegation, UNESCO, UNICEF,…Đặc biệt nếu bạn có kiến thức chuyên sâu về ASEAN hoặc EU thì cơ hội sẽ vô vàn nhiều. Xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp nên không đi đâu mà sơ thất nghiệp cả, miễn là bạn chuẩn bị cho mình kiến thức thật tốt, tốt hơn tất cả những người khác, về ít nhất một mặt nào đó. Làm trong các tổ chức quốc tế cũng sẽ đem lại cho bạn nhiều cơ hộ tham dự hội thảo khắp năm châu, đi du lịch miễn phí đấy.

5/ Làm trái ngành một chút ở các công ty đa quốc gia trong ban PR, đối ngoại.

Tốt nghiệp QHQT mà có ngoại ngữ tốt và hoạt động ngoại khóa tốt thì công ty nào cũng sẵn sàng nhận bạn hết. Chịu khó kiếm tìm và học hỏi thêm kinh nghiệm chút thôi. Đừng ngại bắt đầu từ những việc nhỏ bàn giấy. Từ từ rồi bạn sẽ đi lên.

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!

Bình luận