Những câu hỏi khi lựa chọn ngành kinh tế quốc tế

Năm nay, số thí sinh đăng ký dự thi vào ngành Kinh tế vẫn chiếm đông nhất. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% thí sinh có cách hiểu đúng và đầy đủ về ngành này. Vì thế, sinh viên nhóm ngành Kinh tế thường có khả năng tìm việc sau khi tốt nghiệp vào diện thấp nhất. CHính vì thế, mình đã liệt kê cho các bạn những câu hỏi thường thấy khi học ngành kinh tế quốc tế 

Những câu hỏi khi lựa chọn ngành kinh tế quốc tế

Những câu hỏi khi lựa chọn ngành kinh tế quốc tế:

  1. Muốn thành công đối với ngành kinh tế, thí sinh cần có năng khiếu gì đặc biệt?

Thực tế cho thấy, có những doanh nhân thành công nhờ sao chép một mô hình đang được coi là thành công. Chẳng hạn khi có cơn sốt bất động sản thì đi kinh doanh bất động sản, sốt cổ phiếu ngân hàng thi đi mua cổ phiếu ngân hàng… Thành công này là dạng thành công dựa trên khả năng thích ứng nhanh, học hỏi nhanh, vận dụng nhanh. Nếu thí sinh có những năng khiếu kiểu như vậy cũng là rất tốt và cũng rất có nhiều khả năng thành công.

Tuy nhiên, để có một sự thành công lâu dài và bền vững thì cần có năng khiếu về sự sáng tạo và sự khác biệt. Trong bối cảnh thế giới đang biến chuyển rất nhanh, rào cản thương mại, đầu tư ngày một giảm, công nghệ thông tin ngày một phát triển và chất xám trở thành nguồn năng lực vô tận cho phát triển thì nền tảng của thành công đối với ngành kinh tế phải là sự sáng tạo và sự khác biệt chứ không phải là chạy theo phong trào, theo lối mòn.

  1. “Phong cách” cần thiết mà mỗi sinh viên nhóm ngành kinh tế phải có là gì?

Theo khuynh hướng kinh doanh hiện nay là tính cạnh tranh trong các ngành càng ngày càng khốc liệt. Vì thế, mỗi sinh viên nhóm ngành kinh tế cần phải có phong cách của những người dám nghĩ, dám làm, biết tận dụng thời gian học hỏi từ những thất bại, có những ý tưởng táo bạo và mới….

  1. Có phải cứ yêu thích nghề kinh doanh là nên thi vào ngành này?

Yêu thích là một việc nhưng liệu có năng lực và điều kiện để thực hiện nó hay không lại là chuyện khác. Trước mắt, mỗi thí sinh khi quyết định thi vào nhóm ngành kinh tế nên xét lại xem mình có những tố chất quản lý, kinh doanh hay không bằng cách tham khảo thông tin về trắc nghiệm tính cách và chọn nghề nghiệp trong mục Hướng nghiệp của trang web việc làm.

  1. Khả năng đểtrở thành những doanh nhân hay các nhà kinh tế sau khi học các chương trình đào tạo ĐH ở ViệtNam như thế nào?

Hiện nay, chương trình giáo dục đào tạo ở nhiều trường ĐH đã được xây dựng lại trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD-ĐT và tham khảo chương trình đào tạo của các trường ĐH ở các nước phát triển. Vì thế chương trình đào tạo ở Việt Nam hoàn toàn có thể đem lại cho sinh viên kinh tế những kiến thức và kinh nghiệm để trở thành những doanh nhân hoặc các nhà kinh tế. Tuy nhiên, liệu có trở thành những nhà kinh tế hay những doanh nhân hay không lại phải phụ thuộc vào mỗi sinh viên.

  1. Chương trình, giáo án của các trường kinh tế liệu có cập nhật được các thông tin theo sát tình hình kinh tế trong khi đây cũng là một mảng có diễn tiến thay đổi theo từng ngày?

Hoạt động kinh tế và kinh doanh thường xuyên có sự thay đổi do các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, thị trường… Vì thế, các trường có đào tạo về kinh doanh phải thường xuyên cập nhật các kiến thức mới.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hiện nay sử dụng các sách giáo khoa hoặc giáo trình có từ mấy năm trước trong giảng dạy cũng là điều bình thường vì sách giáo khoa và giáo trình không thể thay đổi từng năm. Nhưng khi sử dụng các tài liệu đó, giảng viên viên luôn phải làm rõ cho người học những nội dung nào đã được thay đổi. Việc đào tạo sinh viên các ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực không phải quá lạc hậu.

Ngành kinh tế quốc tế 
  1. Ở Việt Nam, học ngành Kinh tế có cần giỏi về các lĩnh vực liên quan đến chính trị? 

Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới, kinh doanh vẫn gần với chính trị và nằm trong môi trường chính trị. Tuy nhiên, việc học tập và đào tạo đương nhiên trước mắt phải tập trung vào kiến thức và kỹ năng. Các lĩnh vực liên quan đến chính trị chủ yếu do sinh viên phải chủ động tìm hiểu, khai thác và tự trang bị  cho mình thông tin.

Chẳng hạn như trong một kỳ thi tuyển dụng vào Công ty dệt Phong Phú – một trong những doanh nghiệp lớn của TPHCM, tại vòng cuối cùng đã có câu hỏi: Bí thư thành uỷ của TPHCM là ai. Chỉ có 1 trong số 10 ứng viên lọt vào vòng cuối cùng này trả lời được câu hỏi tưởng như rất đơn giản này.

  1. Chương trình giảng dạy của các trường Kinh tế chủ yếu hầu như chỉ có lý thuyết, rất ít thực hànhvà vì vậy sinh viên những ngành này rất khó để bắt nhịp công việc? 

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế trong các trường ĐH, CĐ hiện nay bao giờ cũng phải có 2 phần là lý thuyết và thực hành. Thêm vào đó sinh viên lại được trải qua kỳ thực tập tốt nghiệp để tiếp cận kiến thức thực tế.

Một sinh viên học tập nghiêm túc thì chắc chắn phải nắm được những kiến thức tối thiểu theo yêu cầu của chương trình cũng như có được những kiến thức thực tiễn nhất định.  Nếu sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa bắt kịp được với hoạt động thực tế của doanh nghiệp khi đi làm thì chỉ cần phải xem lại những nội dung đã học cũng như quá trình thực tập của mình.

  1. Một sinh viên trường Kinh tế có nên vừa học vừa kinh doanh để hỗ trợ tối đa cho những kiến thức mà mình tiếp thu được ở giảng đường?

Bill Gates đã bắt đầu công việc kinh doanh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và ông đã rất thành công, mặc dù thời gian tốt nghiệp ĐH của ông đã kéo dài hơn phần lớn thời gian học thông thường của một sinh viên.

  1. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kinh tế có thể làm được mọi thứ như mình mong muốn?

Đừng bao giờ nghĩ sau khi tốt nghiệp ĐH, người học sẽ làm được mọi thứ mình muốn.  Đối với nhóm ngành Kinh tế thì điều này còn đòi hỏi khốc liệt hơn. Dù có tốt nghiệp ĐH Kinh tế với tấm bằng xuất sắc nhưng không có những tố chất cần thiết cho lĩnh vực kinh tế thì sinh viên cũng không thể thành công ở lĩnh vực đó. Kiến thức và kỹ năng thì có thể đào tạo được nhưng khí chất và tố chất hầu như rất khó đào tạo và rèn luyện!

  1. Nhà tuyển dụng thường yêu cầu những điều gì ở sinh viên mới tốt nghiệp ở nhóm ngành Kinh tế?

Nhìn chung, các nhà tuyển dụng đều biết rằng, sinh viên mới ra trường thường không có nhiều kinh nghiệm làm việc. Do đó, họ thường chỉ chú ý đến các yếu tố: năng nổ, chịu khó học hỏi và có kiến thức cơ bản tốt. Biết cách tìm và chuyển thông tin qua các đồng nghiệp, biết cách xử lý các vấn đề một cách khéo léo… và nên có một số kinh nghiệm làm việc bán thời gian để gần hơn với môi trường doanh nghiệp.

  1. Làm thế nào để đưa lý thuyết kinh tế từ giảng đường vào thực tế?

Phải dấn thân làm những điều mình thích, mình nghĩ, thích những điều minh nghĩ, mình làm. Phải biết tạo điều kiện và kết hợp trí tuệ tập thể (chất xám) cho sự sáng tạo; Phải biết lắng nghe những ý kiến khác với ý kiến của mình; Phải biết hoài nghi với những trật tự sẵn có để đặt câu hỏi khơi nguồn cho sự sáng tạo.

  1. Các chương trình đào tạo của ngành Kinh tế có trang bị những bí quyết cho sinh viên thành công?

Chương trình đào tạo ở các trường ĐH của tất cả các nước trên thế giới chủ yếu trang bị cho người học phương pháp tư duy, phương pháp chủ động sáng tạo trong các hoạt động sau khi ra trường. Vì thế, nhìn chung, các trường không thể đi vào một trường hợp cụ thể, một tác nghiệp cụ thể hay những bí quyết cụ thể.

Những tác nghiệp cụ thể, bí quyết cụ thể sinh viên phải tiếp tục học trong quá trình làm việc và tích luỹ kinh nghiệm. Trong khi kinh nghiệm sống thì rất phong phú mà học vấn được nhà trường cung cấp chỉ nằm ở một giới hạn, quá trình tự đào tạo của mỗi người được tiếp nối suốt cuộc đời.

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.

Bình luận