Những điều căn dặn của Thầy giáo trước ngày thi vào lớp 10

Kiem-tra-thong-tin-bao-cao-sai-sot-tren-thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn

9 năm ăn học dùi mài kinh sử chỉ đợi ngày thi lên lớp 10. Thành hay không đều nhờ những điều này cả.

Những điều thầy căn dặn đối với các em học sinh trước mùa thi tuyển sinh vào lớp 10.

– Khi nhận được đề thi, các em thường rất hồi hộp, lo lắng. Để đẩy nhanh  cảm xúc tiêu cực đó và thay bằng một cảm xúc tích cực hãy chọn câu dễ làm nhất.

– Thật nhanh phải không nào, thời gian thấm thoát như thoi đưa, vài ngày nữa thôi là các em chính thức nói lời chào tạm biệt mái trường cấp 2 yêu dấu của mình để bước vào một kỳ thi mang tính quyết định những chặng đường còn lại tuổi học trò.

– Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội học sinh sẽ làm 3 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn và ngoại ngữ. Về thời gian tuyển sinh, sáng ngày 17/7 các em sẽ thi Ngữ văn, chiều thi môn ngoại ngữ. Sáng 18/7 thi môn toán.

– Khoảng thời gian này các em học sinh cần có sự ôn tập chu đáo, cẩn thận. Ngoài ra, phải giữ tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng áp lực.

– Các em cần nhớ kỹ các điều sau để bước vào một kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới nhé.

thi-thpt-qg

Những điều căn dặn của Thầy giáo trước ngày thi vào lớp 10

1. Quản lý sức khỏe

Ăn đủ chất – ngủ đủ giấc là việc đầu tiên học sinh cần thực hiện. Tránh tình trạng thức khuya quá học bài căng thẳng, kiệt sức ảnh hưởng đến kỳ thi sắp tới. Mùa thi rơi vào ngày hè oi nóng vì vậy các em hãy uống thật nhiều nước mỗi ngày để sức khỏe được ổn đinh.

2. Biến lạ thành quen

Tâm lý khi đi thi là rất quan trọng, nếu các em được thi tại ngôi trường mình học hằng ngày sẽ thuận tiện hơn bởi mọi thứ đã rất quen thuộc. Nhưng nếu đi thi tại một ngôi trường khác mọi thứ đều lạ lẫm sẽ khiến tâm lý học sinh hồi hộp, thiếu tự tin. Nhưng đừng lo lắng quá nhé, các em hãy đến sớm hơn để dạo chơi, tìm hiểu xung quanh trường điều này sẽ khiến cảm thấy thân quen và tự tin hơn.

3. Đồng hồ sinh học của bộ não

Các em cần rèn khả năng tập trung làm bài trong phòng thi, đó là: Tập làm các đề thi theo khung giờ như của ngày thi thật. Việc làm này sẽ giúp các em có thể thích nghi và rèn cho bộ não tốt nhất.

4. Làm mất cảm xúc tiêu cực, thay bằng cảm xúc tích cực

Khi nhận được đề thi, các em thường rất hồi hộp, lo lắng. Để đẩy nhanh cảm xúc tiêu cực đó và thay bằng một cảm xúc tích cực, phấn chấn và tự tin, học sinh hãy chọn câu dễ nhất để làm. Khi hoàn thành xong hệ thống các câu hỏi dễ và chắc chắn trong tay những điểm số đầu tiên thì cảm xúc tiêu cực sẽ nhanh mất đi và thay bằng cảm xúc tích cực, tự tin.

5. Nguyên tắc bảo toàn điểm số bài dễ trước – chinh phục bài khó sau

Một trong những thái độ sai khi học sinh làm bài hay mắc phải là “đứng núi này, trông núi nọ”. Bài 1 chưa xong dã nghĩ đến bài 2, phần dễ chưa xong đã nghĩ đến phần khó. Việc làm này dễ khiến các em bị mất điểm, dễ dẫ đến kết luận sai, thiếu hoặc thừa nghiệm.

6. Tinh thần tìm kiến không ngừng từng 0,25

Bạn A có tổng điểm xét tuyển 53 trượt, bạn B có tổng điểm xét tuyển 52,25 điểm, đỗ. Từ đây các em đã thấy việc đỗ và trượt cách nhau đúng 0,25 điểm. Vì vậy, việc tìm kiếm từng 0,25 điểm là rất quan trọng.

>> Xem thêm:

Cao đẳng công nghệ ô tô

Cao đẳng ngôn ngữ tiếng Nhật

Cao đẳng ngành quản trị khách sạn

Cao đẳng điều dưỡng

Bình luận