Phân biêt giữa Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin

“Khoa học máy tính hay công nghệ thông tin?” là câu hỏi luôn được đặt ở các mùa tuyển sinh. Vậy ta cần hiểu sao cho đúng?

Phân biêt giữa Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin

Trong thời đại bùng nổ của thế giới số và kỹ thuật truyền thông, công nghệ số đã len lỏi vào từng ngõ ngách và là một phần thiết yếu của đời sống hiện đại. Ở Việt Nam, mọi người thường gán cái tên “Công nghệ thông tin” khi đề cập về ngành công nghệ. Trong khi đó trên thế giới còn có ngành học gọi là “Khoa học máy tính”. Những hiểu lầm tai hại về các ngành học của thế giới công nghệ khiến cho các bạn học sinh có những quyết định sai trong lựa chọn nghề nghiệp. Vậy khoa học máy tính hay công nghệ thông tin?

Khoa học máy tính hay hay công nghệ thông tin nghe có vẻ giống nhau nhưng thực chất là không. Trên thực tế, có tới ba lĩnh vực liên quan đến việc học hay nghiên cứu về máy tính. Ba lĩnh vực này gồm: Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin. Cả ba lĩnh vực này đều có cùng một đối tượng nghiên cứu là máy tính. Nhưng mỗi ngành lại tập trung vào từng khía cạnh cụ thể khác nhau của máy tính. Phạm vi nghề nghiệp của mỗi lĩnh vực cũng khác nhau nhiều.

1. Ngành Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)

Kỹ sư máy tính chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và phát triển các linh kiện của máy tính. Ví dụ như mạch máy tính, chíp điện tử, thiết bị định tuyến… Sinh viên ngành kỹ thuật máy tính học các môn về khoa học máy tính, kỹ thuật và toán học. Sinh viên ngành kỹ thuật máy tính có thể giải quyết các vấn đề của phần cứng của máy tính. Họ còn sáng tạo ra các loại máy móc có thể điều hành và các hệ thống siêu máy tính.

Ngành Kỹ thuật máy tính

Kỹ sư máy tính phải giải quyết các vấn đề liên hợp giữa phần cứng và phần mềm máy tính. Do đó, họ rất cần thiết có kiến thức nền về khoa học máy tính. Họ phải thiết kế và xây dựng các bộ xử lý và các bộ phận của máy tính để hỗ trợ cho hoạt động của phần mềm máy tính.

Một kỹ sư máy tính ra trường có thể làm công việc về sản xuất máy tính và sản phẩm điện tử, thiết kế máy hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan, nghiên cứu khoa học và phát triển dịch vụ.

2. Ngành Khoa học máy tính (Computer Science)

Ngành Khoa học máy tính nghiên cứu cách ứng dụng các thuật toán vào các chương trình của máy tính. Bằng cách sử dụng các thuật toán và toán học cao cấp, nhà khoa học máy tính sẽ sáng tạo ra những cách mới để điều hành và truyền đạt thông tin. Cụ thể, họ nghiên cứu về các phần mềm, hệ thống quản lý và các tập lệnh.

Ngành Khoa học Máy tính

Sinh viên khoa học máy tính học về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế, phát triển phần mềm. Nói cách khác, nhà khoa học máy tính là người có thể giao tiếp với máy tính bằng ngôn ngữ của máy tính – toán học và thuật toán. Họ là những người có thể hiểu được vì sao một máy tính có thể hoạt động. Hoặc họ tạo ra các chương trình hay hệ điều hành để giao cho máy tính nhiệm vụ mà họ muốn máy tính thực hiện

Nhà khoa học máy tính có thể làm trong lĩnh vực: phát triển phần mềm ứng dụng, kỹ sư hệ thống mạng, nhà phát triển web… Hơn nữa, khoa học máy tính là môn học nền tảng cho hai ngành học còn lại. Nên kỹ sư máy tính còn có thể làm công việc liên quan đến kỹ thuật máy tính hay CNTT.

3. Công nghệ thông tin (Information Technology)
Học khoa học máy tính hay công nghệ thông tin? Nếu Khoa học máy tính nghiên cứu về phần mềm máy tính, thì Công nghệ thông tin sẽ làm gì?

Ngành Công nghệ thông tin

Chuyên gia công nghệ thông tin có thể được gọi là người điều khiển hệ thống thông tin. Chuyên viên công nghệ thông tin không phải là người tạo ra phần cứng hay phần mềm máy tính. Họ chỉ học về cách sử dụng phần cứng và phần mềm của máy tính để truyền, thu thập, chuyển đổi, xử lý, bảo vệ và lưu trữ thông tin. Đây là những người sử dụng công nghệ và tối ưu hóa việc sử dụng hệ thống điều hành, phần mềm và các ứng dụng đã được tạo ra sẵn bởi kỹ sư hay các nhà khoa học máy tính.

Một chuyên gia công nghệ thông tin thường phải tương tác với khách hàng hoặc các đối tác bên ngoài. Họ có thể giúp khách hàng cách giải quyết các vấn đề liên quan tới cách sử dụng các sản phẩm công nghệ. Họ còn giúp các chủ doanh nghiệp xây dựng hệ thống công nghệ phục vụ cho kinh doanh.

Một chuyên gia công nghệ thông tin có thể làm việc trong các lĩnh vực: chuyên gia phân tích an ninh thông tin, kiến trúc mạng, chuyên gia hỗ trợ máy tính, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống…

Như vậy, về các lĩnh vực trong nghiên cứu máy tính
Kỹ sư máy tính (Computer Engineer) là những người thiết kế và tạo ra máy tính. Nhà khoa học máy tính (Computer Scientists) nghiên cứu chương trình máy tính, hệ thống phần mềm và ứng dụng. Chuyên gia IT là những người sử dụng những chương trình, phần mềm hay các ứng dụng này. Họ còn chịu trách nhiệm khắc phục sự cố có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy tính. Ba lĩnh vực này sẽ phối hợp hoạt động. Mục đích là để phần cứng, phần mềm và người sử dụng có thể kết hợp hoàn hảo với nhau. Đồng thời, các máy tính được đảm bảo có thể thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Đa số các trường về công nghệ số ở Việt Nam đều dạy về Khoa học và Kỹ thuật máy tính. Chỉ một số kiến thức là về Công nghệ thông tin. Nhưng tên gọi cho ngành học ở các trường này đều là Công nghệ thông tin. Sự không rõ ràng về khoa học máy tính hay công nghệ thông tin gây nên những hiểu lầm tai hại cho học sinh. Đặc biệt là trong quá trình chọn ngành học trong và ngoài nước.

Bình luận