NHư chúng ta đã biết thì kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (hay còn gọi là thi tú tài) là một kỳ thi quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam và dành cho học sinh lớp 12. Kỳ thi này thường diễn ra vào tháng 6 hàng năm, năm 2018 là ngày 24/6. Mục đích của kỳ thi này là công nhận việc hoàn tất chương trình học phổ thông của học sinh và là điều kiện cần để tham dự tiếp kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng.
Bàn về phương án thi THPT Quốc gia năm 2020
Sau đây là một số ý kiến của các vị đại biểu nhận xét và bàn về phương án thi THPT Quốc gia năm 2020:
Tại phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực tại Văn phòng Chính phủ mới đây, Bộ GD&ĐT đã báo cáo dự thảo đề xuất phương án thi sau năm 2020. Theo đó, việc tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) sẽ tiến hành trên máy tính ở một hay nhiều đợt trong năm tại địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập.
1. Thi nhiều lần giảm “học tài thi phận”
Thi nhiều lần giảm “học tài thi phận”
- Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT TS Mai Văn Trinh cho biết: Phương thức thi THPT Quốc gia được đề xuất tổ chức thi trên giấy như hiện nay, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi.
- “Trong Dự thảo cũng có quy định, đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính, TS có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng quy định của Bộ GD&ĐT. Kết quả của đợt thi trên máy tính nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh nếu có nhu cầu” – TS Mai Văn Trinh nói rõ.
- Về vấn đề này, theo GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, học sinh có thể thi 2 – 3 lần chứ không phải 1 lần/năm. Bộ GD&ĐT cần cải tiến nội dung đề thi theo hướng đánh giá được năng lực người học, tránh chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần.
- Việc thi nhiều lần trong năm giúp TS giảm áp lực, không còn tình trạng “học tài thi phận” và xã hội cũng đỡ căng thẳng với thi cử, các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng kết quả thi để tuyển sinh.
- Ở khía cạnh khác, PGS Nguyễn Phương Nga – Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng việc điều chỉnh về kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT chuyển dần từ thi trên giấy sang thi trên máy tính là hướng đi tiệm cận với xu hướng thi cử chung của quốc tế.
- Tuy nhiên, để học sinh THPT được làm quen với việc thi trên máy tính, các trường cần có phòng máy tính cài các bài thi mẫu. Đồng thời, trên cổng thông tin điện tử của Bộ và Sở GD&ĐT cần có diễn đàn riêng, đề thi và phần mềm thi để mỗi học sinh thi thử.
- Khi tổ chức cả 2 hình thức thi phù hợp với điều kiện của địa phương, Bộ GD&ĐT cần tổng kết đánh giá so sánh giữa việc thi trên giấy và thi trên máy tính để điều chỉnh phù hợp về khâu tổ chức và tiến tới việc thi đại trà trên máy tính hằng năm.
- Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng Bộ GD&ĐT phải làm rõ hình thức thi trên máy tính trong kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp, đánh giá chất lượng giáo dục ở các địa phương khác với việc thi nhiều lần tại các trung tâm khảo thí để làm căn cứ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
2. Năng lực còn hạn chế
Kỳ thi THPT Quốc gia.
- Theo một số chuyên gia, muốn có những kết quả đáng tin cậy trong kỳ thi THPT quốc gia thì điều kiện cần là năng lực chuyên nghiệp của đội ngũ làm chuyên môn, điều kiện đủ là tính chất “độc lập” của quá trình tổ chức thực hiện khảo thí.
- Theo Dự thảo, TS có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo quy định của Bộ GD&ĐT. GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, “độc lập” ở đây được hiểu là làm việc độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật, không chịu ảnh hưởng, không bị sự can thiệp ở bên ngoài làm sai lệch kết quả.
- Năm 2021 chưa thể áp dụng kỳ thi THPT Quốc gia trên máy tính, tuy nhiên, ngay từ bây giờ, Bộ GD&ĐT phải đặt ra lộ trình thực hiện để lứa học sinh đầu tiên trong Chương trình GDPT mới áp dụng được kỳ thi này.
- GS Nguyễn Minh Thuyết cũng đánh giá năng lực hiện nay của Trung tâm Khảo thí độc lập (TTKTĐL) chưa cao. Vì vậy, để phát huy vai trò trong kỳ thi THPT, trung tâm này phải huấn luyện cán bộ, thử nghiệm nhiều lần trước khi triển khai. Hiện nay chỉ có thể một TTKT tham gia vào đánh giá các trường ĐH chứ chưa có thử nghiệm trên kỳ thi tốt nghiệp. Các TTKT khác thuộc các tổ chức xã hội cũng chưa làm chuyện này, số chuyên gia hiểu sâu và làm khảo thí cũng chưa nhiều.
- Theo tìm hiểu, các chuyên gia cũng từng đề xuất hình thành các TTKTĐL cho lộ trình sau năm 2020. Để làm được như vậy, Nhà nước cần có chính sách, lộ trình kèm theo các cơ chế cần thiết. Vấn đề khó khăn nhất vẫn là nhân sự chuyên nghiệp để thiết kế đề thi và thử nghiệm, đặc biệt là Chương trình GDPT mới để dựa vào đó, các trung tâm tập trung phát triển nhân sự, chuẩn bị nội dung, kỹ thuật đánh giá cho phù hợp.
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.
Bình luận