Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:
Khối kiến thức của ngành kinh tế quốc tế
1. Khối kiến thức chung
– Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Có trình độ tiếng Anh tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng thông dụng, khai thác một số dịch vụ cần thiết trên Internet. Khai thác được các kiến thức cơ bản của hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, các kỹ năng sử dụng một hệ quản trị dữ liệu cụ thể;
– Thấm nhuần những nội dung cơ bản về công tác quốc phòng – an ninh của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước;
– Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về thể dục thể thao để rèn luyệnsức khỏe.
2. Kiến thức theo lĩnh vực
– Vận dụng các kiến thức toán cao cấp trong công việc thống kê, xử lý số liệu và các tính toán liên quan đến ngành đào tạo;
– Xây dựng và phân tích được các bài toán kinh tế đơn giản
; – Sử dụng được các phần mềm thống kê cơ bản.
3. Kiến thức theo khối ngành
– Vận dụng được những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật vào những hoạt động kinh tế;
– Vận dụng được những kiến thức cơ bản của kinh tế học vào công việc chuyên môn, nghề nghiệp;
– Vận dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp dữ liệu thống kê kinh tế;
– Áp dụng phương pháp phân tích hồi qui, vận dụng các kiến thức đã học vào các tình huống thực tế.
– Xây dựng và lựa chọn được phương thức quản lý nhóm làm việc hiệu quả.
4. Kiến thức theo nhóm ngành
– Hiểu và áp dụng các kiến thức cơ bản của nhóm ngành kinh tế làm nền tảng lý luận và thực tiễn của ngành kinh tế quốc tế;
– Vận dụng các nguyên lý cơ bản về kinh tế học để xử lý các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế và kinh doanh quốc tế.
5. Kiến thức ngành
– Hiểu và áp dụng các kiến thức về thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư nước ngoài…để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế;
– Hiểu và áp dụng kiến thức ngành kinh tế quốc tế để hình thành các ý tưởng, xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá các phương án, dự án trong lĩnh vực kinh tế quốc tế;
– Áp dụng kiến thức thực tế và thực tập trong lĩnh vực kinh tế quốc tế để hội nhập nhanh với môi trường công việc trong tương lai
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!