Hiện nay, rất nhiều trường Đại học được xét tuyển đầu vào chỉ với điều kiện điểm trung bình môn từ 5, 6 trở lên. Trong khi đó, nhiều trường liên thông đại học như liên thông đại học thương mại hay liên thông học viện tài chính v.v. lại phải thi tuyển đầu vào.
Bởi vậy, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, đây là 1 trong những bất cập của quy chế liên thông đại học hiện nay mà Bộ GD&ĐT cần phải sớm điều chỉnh trong thời gian tới.
Phải thi đầu vào liên thông đại học
Công tác liên thông từ hệ Trung cấp, Cao đẳng lên Đại học hiện nay, theo quy định thì các thí sinh phải đăng ký tham dự kỳ thi THPT Quốc gia được tổ chức hằng năm hoặc tham dự kỳ thi tuyển sinh liên thông do trường tổ chức như liên thông đại học thương mại hay liên thông đại học công nghiệp hà nội, liên thông đại học sư phạm hà nội, liên thông học viện tài chính v.v. là những ví dụ tiêu biểu.
Theo Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ thuộc trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, nhiều trường hiện nay vừa tổ chức thi tuyển đầu vào hệ liên thông, vừa xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Đối với thi tuyển sinh liên thông do trường tổ chức, thí sinh phải thi 3 môn bao gồm: môn cơ cơ sở, môn cơ bản và môn chuyên ngành.
Nhưng hiện nay, nhiều trường Đại học không tuyển sinh liên thông bằng phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia vì số lượng thí sinh không có nhiều. Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ cho biết, năm 2017 trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh không tuyển sinh liên thông bằng kết quả thi THPT quốc gia mà tổ chức thi tuyển sinh riêng. Đối với hệ đào tạo này, trường dành cho nó khoảng 200 chỉ tiêu tuyển sinh.
Bên cạnh đó, có nhiều trường Đại học đang tính đến phương án không tổ chức thi riêng để tuyển sinh liên thông. Trưởng Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh – Tiến sĩ Nguyễn Phương cho hay, nhiều năm trước trường vẫn tổ chức thi tuyển sinh liên thông đại học nhưng đến năm 2017 này, nhiều khả năng trường sẽ không tiếp tục tổ chức tuyển sinh mà sẽ dành toàn bộ chỉ tiêu cho hệ đào tạo Đại học chính quy 4 năm.
Bất cập quy chế tuyển sinh liên thông Đại học
Với những trường chỉ xét tuyển Đại học thông qua kết quả kỳ thi THPT thì việc thi tuyển liên thông là điều dĩ nhiên. Nhưng tại sao những trường Đại học xét tuyển bằng học bạ mà lại vẫn phải tổ chức thi liên thông?
Phó trưởng Phòng Tổng hợp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành – Thạc sĩ Nguyễn Bá Anh cho hay, thời gian đào tạo liên thông Đại học cố định là 1,5 năm. Đây là phương án đào tạo nhằm bổ sung các kiến thức cần thiết mà bậc Trung cấp và Cao đẳng chưa có. Trường đã từng trình Bộ GD&ĐT phương án xét tuyển liên thông đối với những người đã có bằng Cao đẳng, thế nhưng bộ không chấp nhận nên vẫn phải tổ chức thi. Dù trường biết rằng đầu vào của thí sinh đã có bằng Cao đẳng không hề thấp hơn chuẩn tối thiểu đầu vào Đại học.
Theo Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ, đây chính là sự bất cập. Trong khi những học sinh tốt nghiệp THPT được nhiều trường xét tuyển thông qua kết quả học bạ với điểm trung bình môn chỉ từ 5,6 điểm trở lên thì những người đã có bằng Cao đẳng lại phải thi tuyển đầu vào hệ liên thông đại học là điều bất cập.
Nếu như năm 2013, Bộ GD&ĐT cho 10 trường thí điểm xét tuyển học bạ thì đến năm 2014 tăng lên 62 trường và hiện nay đã có khoảng trên 100 trường Đại học được xét tuyển đầu vào bằng kết quả học bạ THPT.
Quy chế tuyển sinh Đại học hệ chính quy; tuyển sinh Cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên sư phạm chính quy của Bộ GD&ĐT quy định trong năm 2017 này vẫn được Bộ áp dụng ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào – nói cách khác gọi là điểm sàn, thế nhưng từ năm 2018 trở đi, khi các trường đã công khai đầy đủ và chính xác các thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng như cơ sở vật chất, quy mô đào tạo, đội ngũ giảng viên, cùng những thông tin quan trọng khác thì mỗi trường tự xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cho trường mình. Với quy định mới này, có nhiều khả năng từ năm 2018, tuyển sinh hệ liên thông ở nhiều trường chỉ cần xét tuyển đầu vào.
Liên thông đại học
Rút ngắn thời gian đào tạo liên thông đại học
Hiện nay, phần lớn sinh viên Đại học hoàn tất chương trình đào tạo thường sẽ phải mất 4 năm. Những sinh viên rút ngắn thời gian xuống còn khoảng 3,5 năm thường khá vất vả và đều là những sinh viên học tập tốt.
Nhưng với việc các trường thiết kế và điều chỉnh lại chương trình sao cho khối lượng học tập tối thiểu còn 60 tín chỉ, rút ngắn thời gian đào tạo nhiều ngành chỉ còn 2 năm cùng với chương trình liên thông bậc Đại học 1 năm rưỡi thì để lấy bằng Đại học, sinh viên chỉ cần 3,5 năm là hoàn tất chương trình 1 cách nhẹ nhàng.
Dưới đây là Danh sách các trường thông báo tuyển sinh liên thông đại học 2017, thí sinh có thể tham khảo và đăng ký tuyển sinh hệ liên thông.