Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Ngành sư phạm muốn nâng cao chất lượng cần học tập công an, quân đội

Muốn nâng cao chất lượng thì phải cải cách và học hỏi

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Ngành sư phạm muốn nâng cao chất lượng đầu vào phải học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội là giao chỉ tiêu hàng năm, có chính sách ưu tiên về học phí và được phân công công việc sau khi ra trường.”

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

1. Cần phải tự chủ tuyển sinh:

Về tự chủ đại học, cao đẳng. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, để kỳ thi được diễn ra công bằng, khoa học thì buộc các trường phải coi tự chủ là đích đến để nâng cao chất lượng ngay từ quy trình tuyển sinh, chứ không đặt vấn đề tài chính thay bằng cấp ngân sách nhà nước theo kiểu hành chính.

Trong quá trình xét tuyển và thi tuyển cần phải công bằng, minh bạch để nâng cao chất lượng sinh viên, đào tạo ra những nhân tài, cung ứng nguồn lao động chất lượng. Những năm tới chúng ta cần phải đổi mới mạnh mẽ quản trị đại học, để ngày càng phát triển mạnh, đào tạo có chất lượng thì các trường phải đổi mới tư duy quản trị chứ không thể quản lý như thông thường.

Bộ đang tiến hành xây dựng chuẩn hiệu trưởng, chuẩn chủ tịch hội đồng trường, từ đó sẽ xây dựng chương trình bồi dưỡng ngắn gọn để hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường có thể tự học đáp ứng yêu cầu quản trị.

2. Chịu trách nhiệm đầu vào

Trong những kì xét tuyển đại học, cao đẳng vừa qua cho thấy nguyên nhân dẫn đến lượng thí sinh ảo rất nhiều là do khi thí sinh đăng kí dự thi chưa có đầy đủ thông tin. Vì vậy, cần phải thay đổi cách thức và quy trình tuyển sinh sao cho phù hợp, tránh sự rủi ro ở các kì thi đại học sắp tới.

Các trường đại học, cao đẳng tự chủ về tuyển sinh cũng cần nghiên cứu nhu cầu sử dụng nhân lực của thị trường lao động, tùy từng phân khúc thích hợp và năng lực của các em, định hướng tư vấn phù hợp. Tìm hiểu đến ngành nghề gì thị trường cần, phân khúc nào thích hợp để tư vấn tuyển sinh.

Bộ trưởng cũng phát biểu thêm, Bộ và nhà nước cũng đã quan tâm đầu tư đến việc hỗ trợ việc làm cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khi còn là sinh viên và sinh viên mới ra trường. Sẽ có những dự báo nhu cầu thị trường lao động trong nước và nước ngoài để giúp các trường có thông tin tổng thể hỗ trợ công tác tuyển sinh. Tuy vậy, theo Bộ trưởng, các trường phải chủ động nghiên cứu vì mỗi trường có ngành nghề đào tạo khác nhau và phân khúc riêng. Từ nghiên cứu của các trường sẽ đưa ra được những định hướng phát triển và lộ trình đào tạo phù hợp.

3. Học Sư phạm phải thấy tự hào

Ngành Sư phạm 

Trong nhiều năm gần đây ngành Sư phạm đang đi xuống rất nhiều và không được chú trọng, Sư phạm là ngành có điểm đầu vào ở mức thấp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cần phải nhìn nhận một cách toàn diện, thấu đáo để tìm ra lí do và những hướng đi mới.

Bởi lẽ nếu phân tích thì không phải trường Sư phạm nào cũng có đầu vào quá thấp. Có nhiều ngành điểm trúng tuyển vẫn khá cao hoặc ở mức thấp không có sự đồng đều do các em luôn nộp theo ngành “hot” mà không theo sở thích, đặc biệt là một số ngành khó xin việc.
Theo Bộ trưởng, sắp tới Bộ GD&ĐT quyết tâm xây dựng chuẩn trường Sư phạm. Quy hoạch lại các trường Sư phạm lớn và trọng điểm của cả nước, sẽ xây dựng các chính sách đầu ra phù hợp cho sinh viên Sư phạm, có sự kết hợp giữa các bộ và ngành có liên quan.

“Trong buổi họp Bộ trưởng phát biểu sẽ có buổi làm việc với từng trường Sư phạm để đưa ra những tính toán hợp lí. Bộ giáo dục sẽ quy hoạch lại tất cả các trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm để xét duyệt và phân hiệu trường trung tâm, trường vệ tinh”.
Khác với ngành Sư phạm. bộ đội và công an là hai ngành có quy trình tuyển dụng và thi tuyển rất nghiệm ngặt, quá trình đào tạo tốt. Để nâng cao trình độ chất lượng tuyển sinh đầu vào và đào tạo ngành Sư phạm cần học hỏi ngành bộ đội, công an.

Tuy nhiên điểm đầu vào không quyết định được tất cả mà cần có quá trình học tập và rèn luyện trong môi trường Sư phạm. Cần chú trọng quan tâm đến năng khiếu Sư phạm cũng như phẩm chất của người nhà giáo. Dù thế nào cũng phải làm sao giáo sinh vào trường sư phạm phải cảm thấy tự hào.

Sắp tới Bộ sẽ thay đổi hai bộ luật quan trọng, Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đối với sinh viên nói chung và sinh viên Sư phạm nói riêng. Thúc đẩy sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam ngày càng chất lượng.

 

Bình luận