Các môn học trong kinh tế đối ngoại

Hiện nay, sự phát triển của lĩnh vực kinh tế đối ngoại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Trong những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu cả về tăng trưởng xuất nhập khẩu, thu hút vốn nước ngoài và phát triển du lịch. Nên ngành kinh tế đối ngoại được quan tâm và chú trọng rất nhiều. Câu hỏi : “Các môn hoc trong kinh tế là gì” cũng đang được quan tâm. Sau đây mình cùng các bạn giải đáp nhé:

Các môn học trong kinh tế đối ngoại

Các môn học chuyên ngành:

  • Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế:  sẽ cho bạn bức tranh tổng quan về nghiệp vụ ngoại thương, giúp bạn hình dung được phần nào về việc ra trường sẽ làm gì, làm ở loại hình doanh nghiệp nào.
  • Thanh Toán Quốc Tế và nghiệp vụ Vận Tải & Giao Nhận Trong Ngoại Thương: 2 môn học chuyên ngành tiếp theo này sẽ làm rõ hơn các kiến thức bạn đã được tiếp cận ở môn Giao dịch. Ví dụ, ở môn Thanh Toán Quốc Tế, bạn sẽ được học Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối (rất quan trọng khi đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ), học sâu hơn về từng phương thức thanh toán (L/C, T/T), hiểu vai trò của từng chủ thể (ngân hàng, người mua, người bán) trong hoạt động thanh toán (ví dụ nếu dùng L/C thì ký quỹ như thế nào, ngân hàng sẽ thanh toán khi điều kiện nào được đáp ứng,…),…
  • Vận Tải & Giao nhận Trong Ngoại Thương, bạn sẽ được học các phương thức thuê tàu (tàu chợ, tàu chuyến, tàu định hạn), hiểu rõ về các chứng từ vận tải (vận đơn, packing list, invoice), trách nhiệm của Người vận chuyển theo các quy tắc quốc tế (Hague, Visby, Hamburg).
  • Bảo Hiểm Trong Kinh Doanh sẽ giúp bạn biết được các rủi ro được bảo hiểm, phân chia trách nhiệm giữa người mua và người bán hay mức trách nhiệm của người bảo hiểm khi xảy ra tổn thất
  • Pháp Luật Trong Hoạt Động Kinh Tế Đối Ngoại (và cả môn Pháp luật đại cương) sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức nền tảng đó. Bạn sẽ biết cách “cài cắm” vào hợp đồng các điều khoản có lợi cho mình, biết cách giải quyết nếu xảy ra xung đột (thương lượng, trọng tài, tòa án). Quan trọng hơn, bạn sẽ có tư duy pháp luật, biết cách tự tìm luật và tra luật mỗi khi cần thiết (khi nào dùng luật Việt Nam, khi nào dùng luật dân sự, khi nào dùng luật thương mại,…)
  • Sở Hữu Trí Tuệ bạn sẽ biết các loại hình tài sản trí tuệ (bản quyền, nhãn hiệu, tên thương mại, sáng chế, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý), có tư duy bảo hộ các tài sản này để khai thác hiệu quả về kinh tế, biết cách bảo vệ nó khỏi việc sử dụng trái phép của các chủ thể khác.
  • Đàm Phán Quốc Tế (và cả môn Phát Triển Kỹ Năng) sẽ cho bạn những kiến thức khoa học để luyện tập các kỹ năng thuyết phục, đàm phán,

Môn kinh tế đối ngoại
  • Marketing Quốc Tế  khi bán hàng hay mua hàng với đối tác nước ngoài, bạn buộc phải hiểu về marketing, biết cách nghiên cứu thị trường, đánh giá đối tác, hiểu khái niệm vòng đời sản phẩm, 4P, 7P,…
  • Thương Mại Điện Tử (biết cách làm website bán hàng để tiếp thị sản phẩm, hiểu hơn về giao dịch điện tử). Bạn cũng hiểu hơn về dòng chảy kinh tế quốc tế, hiểu được các biện pháp thuế quan, phi thuế quan (cấm nhập khẩu, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật,…)
  • Chính Sách Thương Mại Quốc Tế. Đây là các yếu tố vĩ mô thượng tầng mà bạn phải hiểu để có thể đưa ra các quyết định đầu tư hay kinh doanh chính xác với các đối tác nước ngoài.
  • Tiếng Anh Chuyên Ngành, Tiếng Anh Cơ Sở : Làm việc với đối tác nước ngoài, thuyết phục, đàm phán bằng Tiếng Anh, ký kết hợp đồng bằng Tiếng Anh, nếu bạn không thật sự xuất sắc, cá nhân và doanh nghiệp của bạn sẽ phải chịu những tổn thất rất nặng nề,  sẽ dạy bạn cách viết đơn chào hàng, hỏi hàng, soạn thảo hợp đồng,…

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!

Bình luận