Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng ý thức được tầm quan trọng của Marketing và truyền thông trong việc phát triển doanh nghiệp. Cơ hội nghề nghiệp đến từ ngành này luôn hấp dẫn với số lượng tuyển dụng và mức thu nhập khủng.
Ngành Truyền thông marketing là gì?
Ngành triển vọng thời 4.0
PGS.TS. Hoàng Anh Huy – Hiệu trưởng trường Đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội nhận định: “Ngành truyền thông marketing là một ngành mới nhưng cũng được đánh giá thuộc top 5 ngành có nhu cầu nhân lực mạnh mẽ nhất trên thị trường. Tại Đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức để dễ dàng tìm được công việc với mức thu nhập hấp dẫn sau khi ra trường”.
Truyền thông marketing (Integrated Marketing Communications – IMC) được hiểu là một quá trình chiến lược đòi hỏi một tổ chức/doanh nghiệp phải lập kế hoạch sáng tạo, tích hợp và triển khai các hình thức truyền thông đa dạng (quảng cáo, xúc tiến bán/khuyến mãi, quan hệ công chúng, sự kiện…). IMC sử dụng tất cả các điểm tiếp xúc, nguồn liên hệ, công cụ và phương tiện truyền thông được phân phối theo thời gian nhắm đến các đối tượng công chúng nhận tin mục tiêu (bên trong và bên ngoài tổ chức/doanh nghiệp. Mục tiêu của IMC là tạo ảnh hưởng đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của đối tượng công chúng nhận tin mục tiêu, về ngắn hạn là tạo ảnh hưởng mua, và về dài hạn là đóng góp vào giá trị của thương hiệu.
Quan điểm kinh doanh “Hữu xạ tự nhiên hương” trong thời điểm hiện nay đã không còn phù hợp khi có đến hàng triệu doanh nghiệp cùng kinh doanh và buôn bán trên thị trường. Hơn bao giờ hết tầm quan trọng của marketing, đặc biệt là truyền thông marketing ngày càng được khẳng định. Truyền thông marketing có hai mục tiêu chính: “Gợi mở, kích thích, duy trì nhu cầu của khách hàng” và “rút ngắn chu kỳ bán hàng”.
Gợi mở, kích thích và duy trì nhu cầu là hoạt động lâu dài, xuyên suốt các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Để giải quyết được vấn đề này, việc truyền thông (cùng với các hoạt động về giá, sản phẩm, phân phối) sẽ duy trì sợi dây liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp. Thông qua truyền thông marketing, hình ảnh về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng thường xuyên được khơi dậy – điều quan trọng để giữ chân khách hàng mục tiêu.
Việc rút ngắn chu kỳ bán hàng sẽ giúp những nhân viên bán hàng và các đối tác trong hệ thống kênh phân phối trong nỗ lực xác định, thu hút và phân phối tới khách hàng tiềm năng. Từ đó có thể đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn cho doanh nghiệp. Để có thể làm được điều này, các nỗ lực truyền thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu để xây dựng chiến lược tối ưu.
Học ngành Truyền thông marketing, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực:
– Lĩnh vực quảng cáo: Giám đốc Quảng cáo, Chuyên viên quảng cáo, Nhân viên bán hàng
– Lĩnh vực marketing trực tuyến: Marketing qua mạng, Marketing kỹ thuật số, Marketing mạng xã hội
– Lĩnh vực quan hệ công chúng: Chuyên viên quan hệ công chúng, Chuyên viên tổ chức sự kiện
– Lĩnh vực truyền thông: Giám đốc truyền thông, Chuyên viên truyền thông, Giám đốc truyền thông thương hiệu, Chuyên viên tư vấn truyền thông chiến lược
Danh sách các trường Đại học tại Hà Nội có ngành truyền thông marketing:
Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
Học Viện Ngoại Giao
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông ( Phía Bắc )
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Đại Học Công Nghiệp Hà Nội…
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (phía Nam)
Đại học Công Nghệ TPHCM
Đại Học Tài Chính Marketing
Đại Học Kinh Tế TPHCM…
Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế
Đại Học Nha Trang
Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên
Đại Học Hòa Bình
Đại Học Cần Thơ …