Giải đáp thắc mắc: Ngành công nghệ thông tin là học về cái gì?

Lựa chọn ngành nghề là công việc vô cùng quan trọng. Cần tìm hiểu, phân tích để biết được ngành nào phù hợp với bản thân mình. CNTT quen thuộc là thế, nhưng liệu chúng ta đã thật sự hiểu về ngành này?

Ngành công nghệ thông tin là học về cái gì?

Vẫn có rất nhiều bạn học sinh lăn tăn với các câu hỏi như “Có nên học Ngành Công nghệ thông tin?“. “Học Công nghệ thông tin ra làm gì?.” hay thậm chí là “Học Công nghệ thông tin là học cái gì, có cần giỏi lập trình hay không?”.

Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để chúng ta có một cái nhìn tổng quan hơn về ngành học đầy thú vị này nhé.

1. Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (Information Technology) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội

Hiện tại ngành CNTT phân thành 5 chuyên ngành chính:

  • Khoa học máy tính
  • Kỹ thuật máy tính
  • Hệ thống thông tin
  • Mạng máy tính truyền thông
  • Kỹ thuật phần mềm.

Ngành công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh. Bốn nhóm dịch vụ đó là

  • Quá trình tự động kinh doanh
  • Cung cấp thông tin
  • Kết nối với khách hàng
  • Các công cụ sản xuất.

Người làm trong ngành này đòi hỏi tư duy nhạy bén, logic. Và làm việc độc lập sáng tạo. Say mê công việc thiết kế. Có khả năng tiếp cận công nghệ mới.

2. Công nghệ thông tin học gì?

Ngành CNTT là một ngành chung. Sinh viên được trang bị các kiến thức về khoa học tự nhiên. Và các kiến thức cơ bản như: mạng máy tính, an toàn và bảo mật hệ thống thông tin, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm…

Đồng thời người học sẽ được lựa chọn các kiến thức các chuyên ngành chuyên sâu như: Hệ thống thông tin; công nghệ phần mềm; mạng và truyền thông máy tính; khoa học máy tính. Tùy theo từng chuyên ngành sẽ có hướng chuyên sâu và khả năng công tác khác nhau.

Bình luận