Hướng dẫn ôn thi môn tiếng Anh đạt hiệu quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020

Bạn đang đặt câu hỏi “Làm thế nào để học Tiếng Anh hiệu quả ôn thi THPT Quốc Gia ?“, đây có lẽ là câu hỏi của nhiều bạn học sinh lớp 12 đang tìm cho mình một phương pháp học Tiếng Anh tốt nhất chuẩn bị kiến thức cho kì thi. Thích Tiếng Anh chia sẻ “Phương pháp làm các dạng bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh hiệu quả” trong đề thi THPT Quốc Gia (Đại Học)

Hướng dẫn ôn thi môn tiếng Anh đạt hiệu quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020

Loạt bài này sẽ tổng hợp các bài viết giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về kì thi THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh, cách ôn luyện cũng như kĩ năng làm các dạng bài có trong đề thi, có các mẹo và các điểm cần chú ý giúp bạn làm bài tốt hơn:

1. Những kiến thức cần ôn luyện khi thi môn tiếng Anh:

  1. Ngữ âm
  2. Đọc hiểu
  3. Tìm lỗi sai
  4. Tìm câu đồng nghĩa
  5. Tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa
  6. Ngữ pháp – từ vựng

2. CẤU TRÚC CHUNG CỦA ĐỀ

Một đề thi đại học tiếng anh bao quát gần như toàn bộ ngữ pháp và từ vựng tiếng anh cơ bản trong phạm vi tiếng anh Trung học phổ thông. Về cơ bản, mỗi đề 50 câu có:

  • 15 câu đọc hiểu (7 câu bài đọc ngắn, 8 câu bài đọc dài).
  • 12 câu lẻ ngữ pháp từ vựng.
  • 5 câu điền từ.
  • 5 câu viết lại sao cho gần nghĩa nhất với câu gốc (3 câu viết lại, 2 câu kết hợp câu).
  • 4 câu ngữ âm (2 câu phát âm, 2 câu trọng âm).
  • 4 câu đồng nghĩa trái nghĩa (2 câu đồng nghĩa, 2 trái nghĩa).
  • 3 câu lỗi sai.
  • 2 câu giao tiếp.

3. THỜI GIAN VÀ THỨ TỰ LÀM BÀI HIỆU QUẢ

THỜI GIAN VÀ THỨ TỰ LÀM BÀI HIỆU QUẢ
  • Nắm được cấu trúc của đề là một trong những bước đệm cơ bản nhất để phân bổ thời gian ôn luyện cũng như thời gian làm bài thi hợp lý.
  • Các bạn có thể thấy, đọc hiểu và câu lẻ là hai phần quan trọng chiếm hơn 50% dung lượng đề thi. Vì vậy, để đạt được kết quả tốt nhất, ta không thể bỏ qua 2 dạng bài quan trọng này. Hãy dành đủ thời gian cho chúng nhé!
  • Ngoài ra, câu ngữ âm, giao tiếp, và lỗi sai là các câu ăn điểm, hãy cố gắng thật cẩn thận và cân nhắc thật kĩ trước khi chọn đáp án, đừng để sai “oan”.
  • Từ kinh nghiệm làm bài thi đại học của bản thân cũng như tham khảo từ nhiều nguồn, thứ tự làm bài được khuyến khích là: ngữ âm – câu lẻ –  đọc hiểu dài – giao tiếp –  lỗi sai – đọc hiểu ngắn – điền từ – đồng nghĩa trái nghĩa.
  • Lý do chúng tôi rút ra trật tự này là bởi đọc hiểu và điền từ là hai dạng bài khiến thí sinh khá “ngại” khi chạm vào. Nhưng thực sự là sai lầm nếu bạn để cả 2 bài đọc hiểu và điền từ xuống cuối, bởi thời gian cuối giờ, não chúng ta hoạt động thực sự không tốt lắm đâu! Hãy viết xen kẽ để có thời gian xem lại và cân nhắc đáp án.
  • Tất nhiên, thật tốt nếu bạn có thể làm đến đâu hết đến đấy. Nhưng nếu có câu khiến bạn phân vân, hãy đánh dấu câu đó lại và chuyển sang câu tiếp theo. Chúng ta sẽ trở lại khi lướt qua được hết câu dễ và chắc chắn đúng.

Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc.

Bình luận