Ngành kinh doanh quốc tế tại trường đại học kinh tế Luật

Ngành kinh doanh quốc tế tại trường đại học Kinh tế Luật như thế nào hãy cùng mình tìm hiểu nhé:

Ngành kinh doanh quốc tế tại trường đại học kinh tế Luật

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1 Mục tiêu chung: Mục tiêu đào tạo của ngành là trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng để làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và kinh doanh quốc tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao trong hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế đất nước.

1.2 Mục tiêu cụ thể:
– Đào tạo đội ngũ những nhà quản lý có kiến thức vững vàng trong hoạch định và triển khai hoạt động kinh doanh quốc tế;
– Đào tạo đội ngũ quản lý có khả năng nhận biết và giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinh doanh quốc tế;
– Đào tạo những nhà quản lý có kỹ năng chuyên môn cao để có thể thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế;
– Đào tạo đội ngũ quản lý có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Đại học Kinh tế Luật

2. Chuẩn đầu ra của CTĐT:

2.1 Kiến thức:
– Khả năng áp dụng kiến thức toán học và khoa học vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh;
– Khả năng tập hợp số liệu, phân tích và xử lý số liệu;
– Khả năng nhận biết vấn đề, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và kinh doanh quốc tế;
– Khả năng lập đề án và triển khai đề án kinh doanh trong môi trường kinh doanh quốc tế;
– Khả năng tiếp cận và vận hành kỹ thuật quản lý hiện đại vào công việc kinh doanh trong môi trường kinh doanh quốc tế;
– Khả năng nhận biết về nhu cầu và tham gia vào việc học tập suốt đời;
– Kiến thức về những vấn đề thời sự;

2.2 Kỹ năng:
– Kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học cơ bản và phần mềm ứng dụng cơ bản của ngành: trình độ tin học B, sử dụng các phần mềm SPSS, Eview;
– Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm;
– Khả năng viết báo cáo, thuyết trình, bảo vệ đề án;

2.3 Thái độ:
– Hiểu biết trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp;
– Trách nhiệm với bản thân và cộng đồng;
– Ý thức vượt khó vươn lên trong mọi công việc;

2.4 Trình độ ngoại ngữ:
– Khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả bằng tiếng Việt và tiếng Anh: 550 TOEIC hoặc tương đương.

3. Cơ hội nghề nghiệp:

3.1 Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
– Nhân viên hoặc quản lý tại các công ty đa quốc gia, các công ty kinh doanh và các công ty kinh doanh quốc tế.
– Nhân viên hoặc quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước: Bộ công thương, Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Cơ quan xúc tiến thương mại, các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và xã hội, các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu kinh tế và quản trị.

3.2 Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Tiếp tục học tập nâng cao kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh;
– Có đủ năng lực tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế và quản trị kinh doanh.

 

Bình luận